Mặt trăng chính là thủ phạm gây nên vụ đắm tàu Titanic?

Nguyên do thực sự của vụ đắm tàu Titanic là do đâu?, phải chăng Mặt trăng đã tạo ra một sức mạnh kì bí nào đó gây nên thảm họa cho con tàu nổi tiếng này?.
Mặt trăng chính là thủ phạm gây nên vụ đắm tàu Titanic?

Vụ đắm tàu Titanic đã đi vào lịch sử ngành hàng hải khi trở thành vụ đắm tàu kinh hoàng nhất với hơn 1500 người thiệt mạng cũng như trở thành đề tài cho hàng loạt các cuộc điều tra, kiện tụng, giả thuyết ly kì đồng thời dẫn đến các thay đổi lớn trong quy định an toàn hàng hải quốc tế.

Thiết kế của Titanic sử dụng một số kỹ thuật tiên tiến nhất thời ấy, và chiếc tàu được hầu như tất cả mọi người tin rằng "không thể chìm".

Mặt trăng chính là thủ phạm gây nên vụ đắm tàu Titanic? ảnh 1

Tàu Titanic đã không giảm tốc độ kịp thời, dù đã nhận được nhiều tín hiệu cảnh báo từ sớm.

Điều kì lạ đó là vì sao trên tuyến hành trình thường xuyên của Titanic bỗng dưng lại xuất hiện số lượng băng trôi nhiều bất thường đến như vậy.

Trong nhiều nghiên cứu gây tranh cãi sau này về tai nạn tàu Titanic, đã có một giả thuyết cho rằng nguyên nhân gián tiếp gây nên cái chết cho 1500 người trên con tàu du lịch nổi tiếng này chính là có sự tác động của mặt trăng.

Vào ngày 4/1/1912, Mặt Trăng tiếp cận gần Trái Đất nhất trong vòng 1.400 năm qua và nó đạt đến điểm này trong vòng vài phút vào lúc trăng tròn, chính điều này đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới các con sóng thủy triều đại dương.

Triều cường xảy ra vào lúc trăng non hoặc trăng tròn, khi Trái Đất và Mặt Trăng, Mặt Trời ở vị trí thẳng hàng và tạo nên một lực hấp dẫn cực mạnh, khi đó sẽ xuất hiện hiện tượng thủy triều dâng.

Trường Đại học bang Texas đã miêu tả sự hội tụ này là “sự kiện nghìn năm có một” và là nguyên nhân sâu xa của việc tàu Titanic đã chìm bốn tháng sau đó. Báo cáo này cho rằng chính mực nước biển dâng là nguyên nhân khiến những tảng băng trôi "lạc" vào đường đi của tàu Titanic.

Mặt trăng chính là thủ phạm gây nên vụ đắm tàu Titanic? ảnh 2

Sự trùng hợp kì lạ khi Mặt Trăng đến gần Trái đất nhất 1400 năm qua đã là nguyên nhân hi hữu gây nên tai nạn của Titanic?

Một yếu tố nữa của Mặt Trăng góp phần gây nên vụ đắm tàu, vào cái đêm ngày 14/4/1912, trời không trăng, vì vậy nhân viên trên tàu đã không nhìn thấy tảng băng trôi cho tới khi đã quá muộn.

Một sự trùng hợp khác có liên quan tới vụ đắm tàu Titanic

Nhà văn Morgan Robertson đã viết về vụ đắm một con tàu hư cấu được ông gọi là “Titan” trong cuốn sách “Futility” vào năm 1898, vốn mang một nét tương đồng kỳ lạ với con tàu Titanic. 14 năm sau khi cuốn sách được xuất bản, con tàu Titanic đã bị đắm trong hoàn cảnh gần như tương tự.

Tờ Buffalo News đã tổng kết những điểm tương đồng giữa hai vụ đắm tàu trong một bài viết đăng tải trên trang web của trường Đại học Buffalo, Mỹ vào năm 1998:

Con tàu Titan của Robertson dài 243,8m, còn con tàu Titanic dài 269 m.

Cả hai con tàu đều được chế tạo hoàn toàn bằng thép với ba chân vịt và hai cột buồm.

Mỗi tàu được thiết kế có sức chứa khoảng 3000 người.

Tổng trọng tải của tàu Titan là 46.328 tấn, của tàu Titanic là 45.000 tấn.

Công suất của tàu Titan là 40.000 mã lực, của tàu Titanic là 46.000 mã lực.

Mỗi tàu đều được miêu tả là con tàu chở khách lớn nhất từng được chế tạo.

Cả hai con tàu đều được coi là không thể bị đắm cho tới khi chúng chìm xuống lòng biển Bắc Đại Tây Dương.

Có quá ít thuyền cứu sinh trên cả hai con tàu.

Tàu Titan chạy với vận tốc 24 hải lý, tàu Titanic với vận tốc 22,5 hải lý.

Cả hai vụ đắm tàu đều xảy ra trong tháng Tư.

Cả hai con tàu đều bị mắc kẹt vào một tảng băng trôi bên mạn phải lúc gần nửa đêm.

Với hàng loạt những điều trùng hợp kì lạ nói trên, câu chuyện về Titanic và bi kịch của con tàu này cho đến nay vẫn là một trong những câu chuyện li kỳ và bí ẩn nhất trên thế giới.

Mạnh Kiên

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.