Nấm khổng lồ xuất hiện ở Huế có phải nấm độc?

Loại nấm khổng lồ xuất hiện tại các vườn thanh trà ở Huế trong thời gian gần đây có phải là nấm độc?
Nấm khổng lồ xuất hiện ở Huế có phải nấm độc?

Mấy ngày gần đây, báo chí và nhiều người dân khắp nơi đã tìm tới các vườn thanh trà ở Huế để tìm hiểu và chiêm ngưỡng loài nấm khổng lồ có kích thước to bằng chiếc mũ bão hiểm nở rộ sau mưa.

Nấm khổng lồ xuất hiện ở Huế có phải nấm độc? ảnh 1

Loài nấm lạ xuất hiện trong vườn thanh trà của các hộ dân. (Ảnh: Thanh Niên)

Thông tin từ báo, đài cho biết loài nấm lạ này xuất hiện khoảng 3 năm trở lại đây, nhưng tới năm nay mới xuất hiện nhiều. Loài nấm này xuất hiện rải rác lần đầu ở vườn thanh trà của gia đình ông Đăng Mau (thôn Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế), sau đó lan sang vườn thanh trà các hộ khác.

Trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Ngô Anh từ Đại học Khoa học Huế cho biết nấm này thuộc chi Boletus, toàn thân có màu vàng nhạt, tai nấm to, đường kính lên tới 35-40cm, chiều cao của thân nấm khoảng 20-25cm.

Loài nấm này mọc nhanh rồi lại tàn, thường tồn tại trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày rồi thối rữa. Gặp điều kiện thời tiết bất thường, mưa dầm, độ ẩm cao thì những bào tử có sẵn trong đất nhiều dinh dưỡng sẽ nảy nở và phát triển nhanh chóng.

Nấm khổng lồ xuất hiện ở Huế có phải nấm độc? ảnh 2

Nấm to bằng chiếc mũ bảo hiểm (Ảnh: Thanh Niên)

Chi nấm Boletus thuộc họ Boletaceae, bộ Boletales, lớp Agaricomycetes, ngành nấm đảm. Chi nấm Boletus phân bố rộng khắp thế giới, có khoảng hơn 150 loài ở Bắc Mỹ. Đây là chi lớn nhất trong Nấm Tràm, được tìm thấy, mô tả và phân loại đầu tiên bởi Giáo sư Elias Magnus Fries (người Thụy Điển) vào năm 1821.

Bào tử nấm có màu nâu vàng nhạt đến màu nâu và một số loài có màu vàng nhạt, bào tử có hình thuôn dài khi quan sát dưới kính hiển vi. Mũ nấm có màu đen, trắng, nâu nhạt hoặc hơi đỏ.

Chi Boletus trong quá trình phát triển có sự thay đổi về hình thái khá rõ nét. Boletus là chi có đời sống cộng sinh với thực vật, sinh sản vô tính bằng bào tử.

Chi nấm Boletus gồm nhiều loài không độc nên thường được dùng làm thực phẩm hay gia vị, điển hình là nấm Boletus edulis (nấm thông), Boletus badius, Boletus aereus… Tuy nhiên, vẫn có loài có vị đắng và độc nên không ăn ăn được như Boletus calopus, Boletus pulcherrimus (độc) và Boletus santanas (độc).

Chính vì vậy, PGS.TS Ngô Anh cho biết để xác định rằng loài nấm xuất hiện tại Huế là nấm độc hay không độc thì cần phải chờ đợi kết quả nghiên cứu để xác định chính xác loại loài. Ông khuyến cáo không nên ăn những cây nấm này khi chưa xác định chính xác nguồn gốc của chúng.

Hiện tại, loài nấm này vẫn thu hút và gây tò mò cho nhiều người dân và những du khách hiếu kỳ khi tới Huế.

Danh Tuyên

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.