Người Trung Quốc biết nấu bia từ 5.000 năm trước

Các nhà khoa học tìm thấy đồ gốm sứ chứa cặn bia, chứng tỏ người Trung Quốc đã biết cách nấu bia từ lúc mạch, kê và ý dĩ từ cách đây 5.000 năm.
Người Trung Quốc biết nấu bia từ 5.000 năm trước

Người Trung Quốc biết nấu bia từ 5.000 năm trước ảnh 1

Một mảnh vỡ bếp lò tìm thấy ở khu di chỉ Mijiaya có thể được dùng để đun nóng ngũ cốc nghiền lên men trong quá trình sản xuất bia. Ảnh: Fulai Xing.

Theo International Business Times, nghiên cứu công bố hôm 26/4 trên tạp chí PNAS chỉ ra, những người cổ đại sống ở khu vực Mijiaya, phía tây bắc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã thành thạo kỹ thuật ủ và lên men bia phức tạp. Đây là bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy kỹ thuật này đã tồn tại từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên.

Trong quá trình khai quật di chỉ khảo cổ 5.000 năm ở Mijiaya, các nhà khoa học tìm thấy hai hố dưới mặt đất chứa một số đồ tạo tác và gốm sứ.

Ba loại bát đãi sành phát hiện ở nơi khai quật gồm vại miệng rộng, phễu và vò hai quai, tất cả đều phủ cặn vàng ở bên ngoài. Theo Jiajing Wang, nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford University ở California, Mỹ, chúng được sử dụng trong các phân đoạn nấu, lọc và lưu trữ của quá trình sản xuất bia.

Nhóm nghiên cứu thực hiện ba loại phân tích để xác định tính chất cặn: phân tích hóa học, phân tích tinh bột nhằm xác định loại thực vật và phân tích silic sinh học, những kết cấu vi mô cứng tìm thấy trong mô thực vật sau khi cây phân hủy.

Người Trung Quốc biết nấu bia từ 5.000 năm trước ảnh 2

Phễu để sản xuất bia tìm thấy ở Mijiaya. Ảnh: Jiajing Wang.

Các nhà khoa học tìm thấy tổng cộng 541 hạt tinh bột từ số đồ gốm sứ. Nhờ kết hợp nhiều phương pháp phân tích, họ có thể phân biệt dấu tích của những loại ngũ cốc và thực vậy khác nhau, bao gồm cây kê, ý dĩ, lúa mạch và cây thân củ. Ngoài ra, dấu tích không nguyên vẹn của hạt chỉ ra chúng đã trải qua quá trình đun nóng, ủ và nghiền nát trong thời gian dài.

Theo tác giả nghiên cứu, vào 5.000 năm trước, cư dân địa phương phát triển một phương pháp lên men phức tạp bằng cách ủ và nghiền những cây tinh bột khác nhau để tạo ra một loại bia hỗn hợp bằng dụng cụ đặc biệt.

Nghiên cứu cũng hé lộ lúc đầu, cây lúa mạch có thể được trồng để sản xuất bia từ hàng nghìn năm trước khi trở thành một loại cây lương thực của nền nông nghiệp trong khu vực. Lúa mạch được thuần hóa ở phía tây đại lục Á - Âu và sau đó đưa vào Trung Quốc thông qua thảo nguyên Trung Á.

Theo VnExpress

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.