Nhìn lại các giải thưởng Nobel Hòa bình trong thập kỷ qua

Hãy cùng nhìn lại những gương mặt đoạt giải Nobel Hòa bình trong một thập kỷ qua.
Nhìn lại các giải thưởng Nobel Hòa bình trong thập kỷ qua
Nhìn lại các giải thưởng Nobel Hòa bình trong thập kỷ qua - anh 1

"Bộ tứ” trung gian đối thoại hòa bình tại Tunisia.

- Năm 2015: Giải Nobel Hòa bình được trao cho "Bộ tứ” trung gian đối thoại hòa bình tại Tunisia. Nhóm trung gian hòa giải này, được thành lập năm 2013, gồm 4 tổ chức: Tổng liên đoàn lao động Tunisia (UGTT), Hiệp hội công nghiệp, thương mại và thủ công Tunisia (UTICA), Liên đoàn nhân quyền Tunisia (LTDH) và Nhóm luật sư Tunisia. Các tổ chức này đóng vai trò là nhà trung gian và động lực thúc đẩy hòa bình và dân chủ ở Tunisia.
Nhìn lại các giải thưởng Nobel Hòa bình trong thập kỷ qua - anh 2

Cô gái 17 tuổi người Pakistan Malala Yousafzai

- Năm 2014: Giải Nobel Hòa bình được trao cho cô gái 17 tuổi người Pakistan Malala Yousafzai và luật sư về quyền trẻ em người Ấn Độ Kailash Satyarthi, vì cuộc đấu tranh của họ chống lại sự áp bức đối với phụ nữ và trẻ em, cũng như bảo vệ quyền giáo dục của trẻ em. Malala Yousafzai là người trẻ tuổi nhất giành được giải Nobel Hòa bình.

- Năm 2013: Giải Nobel Hòa bình được trao cho tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW), có trụ sở ở Hà Lan, do những nỗ lực trong việc tiêu hủy vũ khí hóa học tại Syria, quốc gia đang chìm trong nội chiến, với mong muốn đóng góp vào nỗ lực cấm phổ biến vũ khí hóa học toàn thế giới.

- Năm 2012: Giải Nobel Hòa bình được trao cho Liên minh châu Âu (EU) vì đã duy trì được hòa bình và ổn định ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng. EU là một liên minh kinh tế - chính trị gồm 27 quốc gia thành viên thuộc châu Âu, được thành lập theo Hiệp ước Maastricht vào ngày 1-1-1993 dựa trên cộng đồng châu Âu. Bất chấp cuộc khủng hoảng nợ công tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế châu Âu, EU đã phát triển được thị trường chung được coi là lớn nhất thế giới mà ở đó hàng hóa, con người, dịch vụ và vốn có thể lưu thông tự do.

Nhìn lại các giải thưởng Nobel Hòa bình trong thập kỷ qua - anh 3

Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf

- Năm 2011: Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho 3 phụ nữ là Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf, Leymah Gbowee (người Liberia) và Tawakkul Karman (người Yemen), vì những nỗ lực đấu tranh phi bạo lực của họ cho sự an toàn của phụ nữ và quyền của phụ nữ được tham gia đầy đủ trong tiến trình kiến tạo hòa bình.

- Năm 2010: Giải thưởng Nobel Hòa bình đã trao cho ông Lưu Hiểu Ba, 54 tuổi người Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã kịch liệt phản đối quyết định này.

- Năm 2009: Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama vì đã có những "nỗ lực đặc biệt" trong việc củng cố nền ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc, mang lại cho thế giới hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

- Năm 2008: Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho cựu Tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari - một nhà trung gian hòa giải nổi tiếng, vì những đóng góp quan trọng của ông trong việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế, đặc biệt là việc chấm dứt được cuộc xung đột giữa Chính phủ Indonesia và Phong trào giải phóng Aceh kéo dài ba thập kỷ và làm gần 15.000 người thiệt mạng...

- Năm 2007: Giải thưởng Nobel Hoà bình được trao cho Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) - cơ quan khoa học hàng đầu của Liên hợp quốc về vấn đề khí hậu, và cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore vì đã dành nhiều công sức để phổ biến kiến thức rộng rãi hơn về vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời những công trình nghiên cứu của IPCC đã tạo cơ sở giúp các chính phủ hoạch định chính sách tầm vĩ mô trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

- Năm 2006: Giải thưởng Nobel Hoà bình được trao cho nhà kinh tế Bangladesh, ông Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen của ông vì những đóng góp của ông được coi là tiên phong trong cuộc chiến thoát khỏi đói nghèo với thứ vũ khí duy nhất trong tay - những khoản tín dụng nhỏ.

- Năm 2005: Giải thưởng Nobel Hoà bình được trao cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và người đứng đầu cơ quan này, ông Mohamed ElBaradei, vì những cống hiến của họ trong ngăn chặn sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân vào những mục đích quân sự và đảm bảo rằng nguồn năng lượng này chỉ dùng vào mục đích hòa bình một cách an toàn nhất.

Xem thêm:

- 5 điều ít biết về giải thưởng Nobel

- Giải Nobel: Những điều ít được nói đến

Minh Châu (t/h)

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.