Những câu chuyện thú vị về giấy vệ sinh suốt 600 năm qua

Không ít người biết rằng cuộn giấy vệ sinh mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày được coi như một di sản lịch sử với hàng nghìn câu chuyện thú vị xung quanh nó.
Những câu chuyện thú vị về giấy vệ sinh suốt 600 năm qua

Trước sự biến đổi chóng mặt của công nghệ trong thời đại mới, con người đã nhận được nhiều sự tiện nghi trong mọi sinh hoạt cuộc sống của mình, mặc dù vậy, dù công nghệ có phát triển đến đâu thì có lẽ cuộn giấy vệ sinh vẫn là thứ khó có khả năng thay thế được trong nhiều năm tới.

Giấy vệ sinh xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỉ 14 tại Trung Quốc dưới dạng khổ lớn 0.6 x 0.9m. Trước thời điểm đó mọi người trên thế giới đều dùng những vật liệu khác mà tự nhiên ban tặng - lá cây, vỏ trai, lõi ngô được ưa chuộng nhất. Người La Mã cổ đại thậm chí còn gắn bọt biển trên đầu một cây gậy dài rồi nhúng vào nước muối.

Những câu chuyện thú vị về giấy vệ sinh suốt 600 năm qua ảnh 1

Giấy vệ sinh đầu tiên ra đời ở Trung Quốc.

Năm 1393, triều đình nhà Minh đặt làm tới hơn 720.000 cuộn giấy phục vụ cho mục đích lau rửa ngai vàng, mỗi cuộn giấy dài tới 60-90cm tương đương gần 70.000 km2.

Hoàng đế Hong Wu là người rất kỹ tính trong việc sử dụng giấy vệ sinh. Ông đã đặt 15.000 cuộn giấy siêu mềm và ướp thơm để sử dụng cho riêng mình.

Giấy vệ sinh của con người trong quá khứ thường phụ thuộc vào địa vị xã hội cũng như nơi ở của họ. Những người giàu có thường sử dụng vải len hoặc vải mềm dễ giặt thay cho giấy vệ sinh. Còn người nghèo khó chỉ dùng que, lá cây, rơm rạ.

Ở một số nơi trên thế giới việc “giải quyết” nhu cầu cá nhân thường diễn ra ở sông, suối và sau đó dùng tay và nước để vệ sinh. Vì vậy người Ấn Độ thường cho rằng hành động bốc thức ăn bằng tay trái là rất mất lịch sự vì tay trái thường được dùng để “vệ sinh” ngoài bờ sông.

Ở các nước châu Âu ngày nay, giấy vệ sinh không được cho là biện pháp vệ sinh sạch sẽ nhất, mà người ta thường dùng xà phòng và nước cùng với chậu rửa chuyên dụng.

Những câu chuyện thú vị về giấy vệ sinh suốt 600 năm qua ảnh 2

Bằng sáng chế về giấy vệ sinh được cấp năm 1891.

Những cuộn giấy mà chúng ta vẫn hay sử dụng ngày nay trong nhà vệ sinh có một thiết kế rất thông minh mà có lẽ ít ai trong chúng ta để ý. Sự thật là nó đã được đăng ký bằng sáng chế năm 1891.

Hãng giấy vệ sinh Charmin đã mở một cuộc điều tra tại Mỹ cho biết, mỗi người Mỹ sử dụng 57 tờ giấy vệ sinh mỗi ngày, tương đương 99 tờ mỗi tuần, 1.996 tờ mỗi tháng, 19.152 tờ mỗi năm. Đến năm 80 tuổi, một người sẽ sử dụng tới 1.532.160 tờ giấy vệ sinh, chưa bao gồm các mục đích khác như lau dọn hay dùng để lau mũi khi cảm cúm.

Các phi hành gia thậm chí cũng cần giấy vệ sinh. Tuy nhiên, giấy của họ có trọng lực rất nhỏ và họ có một thiết bị hút chân không chuyên dụng để loại bỏ chất thải. Giấy sau khi sử dụng được cho vào thùng dán kín và chúng sẽ bị tiêu hủy trên đường trở về trái đất.

Giấy vệ sinh như chúng ta thấy ngày nay được Joseph Gayetty sản xuất lần đầu năm 1857 và bán rộng rãi tại Mỹ như một sản phẩm y tế - ông tẩm chúng với nước lô hội dù doanh thu không mấy thành công. Năm 1879, Công ty Giấy Scott của anh em Edward và Clarence Scott bắt đầu bán giấy vệ sinh dạng cuộn (không đục lỗ). Đến tận 1885 giấy cuộn đục lỗ mới có mặt trên thị trường nhờ Công ty Giấy gói Đục lỗ Albany (Albany Perforated Wrapping Paper Company).

Những câu chuyện thú vị về giấy vệ sinh suốt 600 năm qua ảnh 3

Giấy vệ sinh sản xuất thời kì đầu thường chứa nhiều vụn sạn nhỏ (gỗ, bụi...). Năm 1935 công ty Northern Tissue mới quảng cáo về loại giấy vệ sinh không có vụn. Cuối cùng đến 1942 giấy vệ sinh 2 lớp cũng được sản xuất tại nhà máy giấy St. Andrew, Vương quốc Anh. Sau đó giấy vệ sinh còn trải qua hàng loạt cải tiến nhỏ khác: mẫu mã, mùi hương, thậm chí cả hình vẽ trang trí như chúng ta đã biết.

Thêm một thông tin vui ngoài lề: trận khủng hoảng thiếu hụt giấy vệ sinh đầu tiên xảy ra tại Mỹ vào năm 1973, do hiệu lực của một lệnh cấm vận quái quỷ nào đó.

Tại Mỹ, vào khoảng giữa thế kỷ 20, giấy vệ sinh có nhiều màu sắc khác nhau để "hợp gu" với cách trang trí phòng tắm. Thời kỳ hoàng kim của giấy vệ sinh nhiều màu là vào những năm 1970, và sau đó loại giấy màu sắc dần biến mất. Ngày nay, bạn hầu như không thể tìm ra nổi một cuộn giấy vệ sinh có màu sắc.

Có một số nguyên nhân, nhưng một trong những lý do cơ bản khiến giấy vệ sinh có màu trắng, cũng như hầu hết toilet có màu trắng, đó là màu trắng trông sạch sẽ, vệ sinh hơn so với loại giấy màu nâu.

Các nhà sản xuất giấy vệ sinh, như Kimberly-Clark, đã cùng nhau lên tiếng để định đoạt gam màu trắng cho các cuộn giấy vệ sinh. Có thể, họ đã thực hiện các nghiên cứu marketing chuyên sâu để rút ra kết luận, giấy vệ sinh phải có màu trắng.

Tất nhiên, còn có các yếu tố khác. Quá trình tẩy trắng giấy vệ sinh ngoài việc đem lại màu sắc còn giúp làm mềm giấy. Bởi trong quá trình tẩy trắng có thể loại bỏ lignin, một chất polymer trong gỗ có chức năng như một chất keo để giữ các sợi lại với nhau và giúp cây cứng hơn.

Ngoài việc làm mềm giấy, loại bỏ lignin cũng giúp giấy dai hơn. Chẳng hạn nếu bạn nhìn thấy một tờ báo cũ, bạn có thể thấy rằng tờ báo bắt đầu ngả vàng, màu vàng ố này là do tờ báo có lignin.

Những câu chuyện thú vị về giấy vệ sinh suốt 600 năm qua ảnh 4

Ngoài việc tẩy trắng, còn có nhiều lý do khác khiến giấy vệ sinh có màu trắng, từ việc giảm tác động tới môi trường do không phải dùng thuốc nhuộm màu, đến giảm kích ứng da và nhiều yếu tố sức khỏe khác, hay giúp giảm thời gian phân hủy giấy… Ngoài ra màu trắng còn giúp dễ nhận biết xem bạn đã vệ sinh.. sạch sẽ chưa?

Bên cạnh các yếu tố rất hợp lý trên, nguyên nhân chính khiến giấy vệ sinh có màu trắng có lẽ nằm ở chi phí. Để nhuộm màu, nhà sản xuất sẽ phải thêm chi phí mua thuốc nhuộm. Việc làm này tốn kém nhưng lại không làm tăng doanh số cho nhà sản xuất, bởi người dùng thích màu trắng hơn. Vì thế, không có đủ động lực để các nhà sản xuất cho ra sản phẩm giấy vệ sinh màu, thay cho loại giấy màu trắng hiện nay.

Loại giấy vệ sinh đắt đỏ nhất thường được các triệu phú, diễn viên hoặc các khách sạn sang trọng nhất là giấy Renova có giá lên tới 80 USD một cuộn giấy. Quả là một thú chơi xa xỉ của những người giàu. Loại giấy siêu mềm, siêu thấm này có rất nhiều màu sắc và toát lên vẻ sang trọng của người sử dụng chúng.

Giấy vệ sinh trông thật đơn giản, quen thuộc và có phần nhàm chán. Nhưng đừng quên rằng nó cũng có một lịch sử rất hào hùng và rất quan trọng trong đời sống của chúng ta.

J.K

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.