Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015

Mới đây, tại Stockholm (Thụy Điển) liệu pháp điều trị sốt rét từ thảo dược cổ truyền của nữ giáo sư Đồ U U (Trung Quốc) đã được nhận giải Nobel Y học 2015 cùng với công trình nghiên cứu phương pháp mới trị nhiễm giun ký sinh của giáo sư William C. Campbell (Ireland) và đồng nghiệp người Nhật Bản Satoshi Omura.
Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015
Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015 - anh 1

Giải Nobel Y học 2015 chia đều cho 2 công trình nghiên cứu: phương pháp mới trị nhiễm giun ký sinh của giáo sư William C. Campbell (Ireland) cùng đồng nghiệp người Nhật Bản Satoshi Omura và liệu pháp điều trị sốt rét từ thảo dược cổ truyền của nữ giáo sư Đồ U U (Trung Quốc).

Hội đồng Nobel cho biết, các phát hiện trên "đã mang đến cho loài người những biện pháp mới hiệu quả để chống lại các loại bệnh gây đang ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người mỗi năm".

Giáo sư Campbell hiện đang làm việc tại tại đại học Drew ở Madison, New Jersey, Mỹ trong khi đồng nghiệp Omura, người có 2 bằng tiến sĩ (khoa học dược, hóa học) - cũng là giáo sư tạiđại học Kitasato, Nhật Bản. Loại thuốc có tên Avermectin do 2 giáo sư này chế tạo có khả năng giảm triệt để tỉ lệ bệnh giun chỉ và giun chỉ bạch huyết đang hành hạ người nghèo ở các nước đang phát triển.

Giáo sư Omura đã thu thập rất nhiều mẫu đất trên khắp nước Nhật, cách ly các vi khuẩn Streptomyces và tìm ra loại vi khuẩn Streptomyces avermitilis - nền móng cho sự ra đời của thuốc Avermectin. Hiện tại, loại thuốc này cũng phát huy hiệu quả với rất nhiều loại giun ký sinh khác trong cơ thể người.

Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015 - anh 2

Chân dung ba nhà khoa học giành giải Nobel Y học 2015.

Nhà khoa học còn lại được vinh danh là giáo sư Đồ U U (82 tuổi) - viện trưởng Học viện Y học cổ truyền Trung Quốc. Bà Đồ U U là người Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Y học và là người phụ nữ thứ 12 giành giải thưởng cao quý này. Loại thuốc chống sốt rét Artemisinin được giáo sư Đỗ nghiên cứu từ một loại thảo dược cổ truyền của Trung Quốc đã giảm số ca tử vong vì sốt rét xuống hơn 20% và hơn 30% ở trẻ em. Loại thuốc này đang là “vũ khí” cực kì quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét ở các nước nghèo châu Phi.

Suốt cuộc đời mình, bà Đồ làm công việc nghiên cứu trong lặng lẽ. Ngoài các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu Y học Trung Quốc, không mấy người Trung Quốc biết đến tên Đồ U U. Tạp chí khoa học New Scientist dẫn lời bà Đồ kể rằng, năm 1969, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông khởi động một dự án quân sự bí mật mang tên “523” nhằm tìm ra thuốc chống bệnh sốt rét cho để hỗ trợ quân đội Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ cũng như để đối phó dịch bệnh đang hoành hành ở các tỉnh miền nam Trung Quốc. Bà được chọn làm trưởng dự án. Bà nghiên cứu hơn 640 loại thảo dược được tìm thấy trong 2.000 phương pháp điều trị, và thực hiện 190 nghiên cứu nhưng thất bại.

Những điều ít biết về nhà khoa học nữ nhận nửa giải Nobel Y học 2015 - anh 3

Nhà khoa học Đồ U U, người đã tự mình thử nghiệm các loại thuốc đến mức rụng hết răng.

Ít ai biết được rằng, bà Đồ U U đã tự mình thử nghiệm các loại thuốc đến mức rụng hết răng. “Tôi thử tất cả các loại thuốc trên cơ thể mình. Sức khỏe của tôi bị tàn phá. Tôi rụng hết răng và luôn ốm yếu”, bà Đồ nhớ lại. Không chỉ thế, vì say sưa nghiên cứu nên bà có rất ít thời gian cho gia đình. Khi được cử đến Hải Nam để theo dõi bệnh sốt rét, bà Đồ phải gửi con ở quê. Khi bà trở về, con gái không nhận ra mẹ. “Mẹ, sao mẹ có thể để con lại với ông bà khi con mới 3 tuổi”, Li, con gái của bà Đồ, hỏi mẹ. “Mẹ phải tập trung vào nhiệm vụ. Nhìn mẹ đi, mẹ rụng hết răng vì nghiên cứu. Mẹ không có gì để bảo vệ cơ thể khỏi hóa chất. Làm sao mẹ có thể chăm sóc con được?”, bà nói với con.

Tháng 4/1971, xuất phát từ một bài thuốc được viết từ 1.700 năm trước, bà Đồ cuối cùng đã tìm ra thuốc artemisinin từ cây ngải tây trong cuộc thử nghiệm thứ 191 của mình. “Người Trung Quốc gọi tôi là “nhà khoa học ba không”: không bằng tiến sĩ, không có kinh nghiệm ở nước ngoài, không có chức danh do Viện Khoa học và Viện Kỹ thuật Trung Quốc trao. Nhưng đôi khi ai đó có thể làm việc tốt hơn khi không có những điều này,” bà Đồ nói.

Giải Nobel Y học trị giá 953.500 USD được trao cho những cá nhân có khám phá nổi bật giúp nâng cao hiểu biết về sự sống và y học. Quyết định trao giải do Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển, đưa ra.

Minh Châu (t/h)

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.