Vì sao chúng ta 'nhát gan' nhưng vẫn thích xem phim kinh dị?

Trong con người luôn tiềm tàng sự mâu thuẫn giữa việc cảnh giác trước mối nguy hiểm và tò mò trước những điều mới lạ. Phim kinh dị là một trong những yếu tố châm ngòi cho mâu thuẫn này.
Vì sao chúng ta 'nhát gan' nhưng vẫn thích xem phim kinh dị?

Không phải ngẫu nhiên mà các bộ phim hay các tác phẩm nghệ thuật như tiểu thuyết, tranh ảnh, trò chơi mang các yếu tố ma quái, kinh dị vẫn luôn có chỗ đứng trong ngành giải trí và mang lại doanh thu cao cho các nhà sản xuất.

Hàng năm vẫn liên tục có hàng nghìn bộ phim kinh dị được phát hành và thu hút được một lượng lớn các khán giả ưa thích cảm giác mạnh đến rạp. Đôi khi những bộ phim này còn có sức hút hơn cả các bộ phim hành động bom tấn khác được ra mắt cùng thời điểm, mặc cho chất lượng của phim kinh dị đang ngày một giảm sút cũng như khiến các nhà phê bình điện ảnh quay lưng.

Lý giải cho sự đam mê dòng phim này các nhà khoa học cho rằng, một phần chính là nhờ bản năng vốn có của mỗi con người. Ai cũng biết rằng con người thích cảm giác mạnh và có thói tò mò.

Vì sao chúng ta 'nhát gan' nhưng vẫn thích xem phim kinh dị? ảnh 1

“Người ta thích xem những bộ phim kinh dị vì họ thích cảm giác sợ hãi. Đôi khi, đó cũng có thể là họ muốn kết thúc cái cảm giác tò mò khi chưa được nếm trải cái sự kinh dị đó”, theo Jeffrey Goldstein, Giáo sư ngành Xã hội - Tâm lý học tại Đại học Utrecth, Hà Lan. Lý do bạn chọn một hình thức giải trí nào đó là vì bạn muốn có một sự tác động mạnh lên bạn chẳng hạn như đi xem phim hài vì nó khiến bạn bật cười.

Khi mọi người hoảng sợ, cơ thể tự động tạo nên phản ứng như nhịp tim tăng lên, hơi thở gấp gáp, cơ bắp căng cứng, đầu óc tập trung cao độ cho những mối nguy hiểm. "Đó là một cách tự nhiên để tự vệ", nhà tâm lý học David Rudd tại Đại học Texas Tech nói.

Nếu bộ não biết rằng thực sự không có có mối nguy nào, nó sẽ biến sự dâng trào các hoóc môn này thành một niềm vui thú. Mấu chốt trong việc hưởng thụ những nguy hiểm rình rập chính là ở việc đánh giá đúng mức mối nguy có thể xảy ra.

Theo lời David Rudd, Chủ nhiệm khoa Khoa học Xã hội và Hành vi tại Đại học Utah (Mỹ): “Khi trải nghiệm những bộ phim kinh dị và nếm trải cảm giác sợ hãi, có thể họ sẽ cảm thấy sợ sệt lúc đầu nhưng khi kết thúc bộ phim, họ biết rằng không có nguy hiểm thật sự nào đằng sau những cảnh tượng xem được. Điều này phần nào tạo ra cảm giác “an toàn” cho tất cả mọi người”.

Vì sao chúng ta 'nhát gan' nhưng vẫn thích xem phim kinh dị? ảnh 2

Khả năng cảm nhận nỗi sợ cũng có vai trò tiến hoá. "Chúng ta được thúc đẩy đi tìm kiếm những cảm giác kích động để khám phá những khả năng mới, tìm kiếm nguồn thức ăn mới, nơi ở tốt hơn và đồng bọn tốt hơn", nhà tâm lý học môi trường Frank McAndrew tại Đại học Knox nói.

Con người chỉ thực sự cảm thấy sợ hãi khi họ cảm nhận được sự nguy hiểm lớn hơn sự an toàn. Chẳng hạn như khi đi trong những ngôi nhà ma, bỗng có một bàn tay ai đó chạm vào bạn, phản xạ của bạn sẽ là nhảy dựng lên rồi chạy thật nhanh. Lúc đó, tâm trí bạn sẽ bị choáng ngợp với suy nghĩ “nếu không nhanh thoát ra khỏi đây, bạn sẽ bị con ma nào đó giữ lại”.

Nếu tiếp xúc thường xuyên với một tác nhân kích thích nỗi sợ, bộ não sẽ được làm quen và không còn coi đó là điều đáng sợ nữa. Đó chính là chìa khoá cho liệu pháp điều trị sự rối loạn chức năng lo lắng. Biện pháp điều trị như vậy kết hợp với dược phẩm sẽ có tỷ lệ thành công là 80%.

J.K

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.