'Vườn ươm' startup nổi tiếng nhất nước Mỹ

Y Combinator là nơi khởi đầu của khoảng 1.000 startup tại Mỹ, trong đó có những cái tên nổi danh như Dropbox, Airbnb.
'Vườn ươm' startup nổi tiếng nhất nước Mỹ

Nghe có vẻ kỳ quặc nhưng đây là cách nhiều startup nổi danh tại thung lũng Silicon khởi đầu. Cuối năm 2008, 3 chàng trai trẻ nộp đơn gia nhập Y Combinator (YC) - một vườn ươm startup (incubator), với kỳ vọng nhận được trợ giúp cho công ty nhỏ bé có tên AirBed & Breakfast. Paul Graham - một trong những người sáng lập YC - không ấn tượng với ý tưởng nhưng thích sự khác biệt họ tạo ra.

Để có tiền mặt, bộ 3 này đã đi bán đồ ăn sáng trong suốt chiến dịch tranh cử (giữa Tổng thống Obama và John McCain) để có đủ tiền duy trì hoạt động của startup. Graham và đối tác của mình tại YC giúp họ định hình lại ý tưởng và gặp những nhà đầu tư đầu tiên. Ngày nay, Airbnb cho thuê các căn hộ tại 190 quốc gia, trở thành một trong những startup được nhắc đến nhiều nhất với trị giá thị trường khoảng 25,5 tỷ USD (cuối năm 2015).

Kể từ năm 2005, YC đã tìm kiếm những starup tiềm năng và kỷ niệm lần góp vốn thứ 1.000 và tháng 11/2015. Mặc dù một nửa trong số đó thất bại, YC vẫn được xem là vườn ươm nổi tiếng nhất cho giới khởi nghiệp Mỹ. Ngoài Airbnb, YC cũng là nơi khởi động dự án Dropbox – nền tảng lưu trữ trên điện toán đám mây và Stripe – công ty thanh toán.

8 trong số những công ty YC hướng nghiệp đã trở thành “kỳ lân” – theo cách gọi tại thung lũng Silicon – với trị giá trên 1 tỷ USD. Tổng cộng, trị giá của những công ty YC góp vốn lên đến 65 tỷ USD, mặc dù họ chỉ chiếm một phần nhỏ cổ phần trong số đó – khoảng 1 đến 2 tỷ USD.

YC được xem là người khổng lồ tại Silicon. Ngày nay, những công ty khởi nghiệp trẻ mới được xem là trung tâm của sự sáng tạo và ảnh hưởng đến giới công nghệ. Bằng cách đào tạo và phát triển thành công hàng loạt startup, YC góp phần tạo ra các giấc mơ khởi nghiệp tại Mỹ.

'Vườn ươm' startup nổi tiếng nhất nước Mỹ ảnh 1

Paul Graham - người sáng lập của Y Combinator. Ảnh: Ezebis.

Giống như một loại bằng tốt nghiệp hạng ưu tại các trường đại học danh tiếng, việc tốt nghiệp chương trình đào tạo 3 tháng của YC là một tài sản vô giá với các startup. Tính đến mùa xuân năm 2015, YC nhận được 6.700 đơn gia nhập nhưng chỉ chấp nhận khoảng 1,6%. Trong khi đó, trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất, tỉ lệ nhập học tại đại học Harvard là 5,3%.

Nhà đầu tư, giáo viên và thẩm phán tài năng

Paul Graham – người bán startup có tên Viaweb cho Yahoo năm 1998, lập ra YC cùng với Jessica Livingston – một nhân viên ngân hàng và 2 người đồng nghiệp cũ tại Viaweb có tên Trevor Blackwell và Robert Morris năm 2005.

Họ hy vọng tìm ra cách đầu tư hiệu quả vào các công ty khởi nghiệp nhưng không bao giờ nghĩ sẽ tạo ra một gã khổng lồ như Y Combinator.

'Vườn ươm' startup nổi tiếng nhất nước Mỹ ảnh 2

Những startup nổi bật từng được đào tạo bởi Y Combinator.

Họ tình cờ phát hiện một công thức hòa nhập tốt nhất giữa một công ty đầu tư, một trường đại học và ở khía cạnh nào đó là cả chương trình truyền hình thực tế The X Factor. YC đào tạo startup trong các lớp học, mỗi sáng lập startup sẽ được gợi ý cách tinh chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp với thị trường.

Các buổi học diễn ra tại khuôn viên nhỏ nhắn của YC tại Mountain View. Các lớp học có tính “hoang tưởng” và cạnh tranh cao. Họ không chỉ dạy người khởi nghiệp cách vận hành ý tưởng mà còn giúp họ bán ý tưởng cho nhà đầu tư.

Sau 3 tháng, startup sẽ “tốt nghiệp” trong “ngày demo”, nơi họ có một bài thuyết trình về sản phẩm với một nhóm nhà đầu tư hàng đầu tại thung lũng Silicon. “Ngày demo” được xem là cơ hội vàng của các startup bởi nhà đầu tư không cho họ nhiều cơ hội.

Các nhà đầu tư thường phàn nàn về việc YC đẩy giá trị của các startup lên cao. Điều này đúng. Thông thường, YC sẽ đầu tư 120.000 USD, đổi lấy 7% cổ phần của startup, khiến mỗi công ty này có trị giá lên đến hơn 1 triệu USD.

'Vườn ươm' startup nổi tiếng nhất nước Mỹ ảnh 3

Paul Graham chia sẻ thông tin với các "học viên" tại trụ sở của Y Combinator vào năm 2009. Ảnh: Wiki.

YC cũng đóng vai trò nhưng một tổ chức bảo vệ quyền lợi của các startup trước nhà đầu tư. YC cũng bí mật xếp hạng các nhà đầu tư, và tiết lộ danh sách này với người sáng lập startup. Điều này đã làm thay đổi cán cân quyền lực so vơi quá khứ khi “các quỹ đầu tư mạo hiểm luôn coi doanh nghiệp như người làm công chứ không phải các tài năng”, Steve Blank – một doanh nhân chia sẻ.

Tài sản của các startup biến động không ngừng. Do đó, phần lớn lợi nhuận của YC đều nằm trên giấy tờ. Ngoại trừ Twitch – công ty chuyên phát video của người chơi game – bị thâu tóm bởi Amazon với giá gần 1 tỷ USD năm 2014, chưa công ty nào qua tay YC niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bị mua lại.

Hiện tại, mô hình vườn ươm khởi nghiệp phát triển hết sức rộng mở tại Mỹ và nhiều nước khác. Chỉ riêng tại thung lũng Silicon, có thể đếm được hàng trăm các vườn ươm khác nhau với mô hình, triết lý tương tự họ. Tất nhiên, không vườn ươm nào có được danh tiếng lớn như họ.

Theo Zing.vn

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.