3 người cùng 1 gia đình nhận tiền bồi thường oan sai gần 450 triệu đồng

3 người trong một gia đình mang án oan 2 năm gồm ông Phạm Văn Lé (42 tuổi, ngụ phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cùng em trai là Phạm Văn Lến (40 tuổi) và bà Thạch Thị Xem (vợ ông Lé) đã chính thức được nhận đủ số tiền bồi thường oan sai (trên 446 triệu đồng).
3 người cùng 1 gia đình nhận tiền bồi thường oan sai gần 450 triệu đồng

Sáng 30.10, tại trụ sở của Viện KSND tỉnh Sóc Trăng, 3 người trong một gia đình mang án oan 2 năm gồm ông Phạm Văn Lé (42 tuổi, ngụ phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cùng em trai là Phạm Văn Lến (40 tuổi) và bà Thạch Thị Xem (vợ ông Lé) đã chính thức được nhận đủ số tiền bồi thường oan sai (trên 446 triệu đồng).

Đây là tổng số tiền mà Viện KSND tỉnh Sóc Trăng đồng ý bồi thường cho 3 người trong gia đình ông Lé bị oan sai 2 năm về tội “Giết người” và “Không tố giác tội phạm”.

3 người cùng 1 gia đình nhận tiền bồi thường oan sai gần 450 triệu đồng - anh 1

Ông Phạm Văn Lé cùng 2 người trong gia đình chính thức nhận đủ tiền bồi thường oan sai.

Hồi tháng 4, ông Lé và em trai được Viện KSND tỉnh Sóc Trăng cho tạm ứng bồi thường oan sai, với số tiền 50 triệu đồng/người.

“2 năm bị oan sai, gia đình chúng tôi được bồi thường tổng cộng trên 446 triệu đồng. Nhận tiền lúc này giúp cho gia đình chúng tôi rất nhiều trong việc làm ăn, sửa sang lại nhà cửa” - ông Lé nói.

Cũng liên quan đến vụ án oan này, vào sáng 28.10, đại diện VKSND tỉnh Sóc Trăng cùng các cán bộ liên quan đã đến nhà văn hóa phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu để xin lỗi công khai 3 người trong gia đình ông Lé, nhưng đóng kín cửa phòng và hạn chế số người tham dự.

Như Dân Việt đã đưa tin: Sau khi được giải oan, ông Lé, ông Lến và bà Xem được Viện KSND tỉnh Sóc Trăng chính thức trao quyết định bồi thường oan sai. Trong đó, ông Lé được bồi thường hơn 208 triệu đồng; ông Lến được bồi thường gần 210 triệu đồng và bà Xem được bồi thường gần 28 triệu đồng.

Hai năm trước, ông Lé và ông Lến bị bắt; bà Xem bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Đến tháng 7.2013, ông Lến được chuyển đổi tội danh từ “Giết người” sang “Không tố giác tội phạm”.

Theo hồ sơ vụ án, sáng 3.8.2012, Lâm Tài Mấu (SN 1975, ngụ thị xã Vĩnh Châu) cùng người bạn tên Minh đi nhậu về ngang qua nhà ông Lé, giữa Mấu và ông Lé có xảy ra cự cãi. Sau đó, Mấu bị ông Lé tát vào mặt.

Dù được bạn kéo đi nơi khác, nhưng một lúc sau Mấu tiếp tục quay lại nhà ông Lé để mắng chửi. Tại đây ông Lé được cho là đã dùng cây gài cửa đánh Mấu bất tỉnh. Đến 2h45 cùng ngày, Mấu được phát hiện nằm chết cách nhà ông Lé hơn 1.400m.

Gần 2 tháng sau đó, anh em ông Lé bị bắt, bà Xem bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Sau nhiều phiên tòa xét xử bất thành, nửa năm trước ông Lé, ông Lến được thả.

Đến tháng 12.2014, sau khi xác định ông Lé không giết Mấu, Công an tỉnh Sóc Trăng đình chỉ điều tra đối với vợ chồng ông Lé và ông Lến.

Theo Dân Việt

Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
Thủ đô Hà Nội có mưa rào và dông
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu phát triển, gây mưa rào và dông cho hầu khắp khu vực thành phố Hà Nội.
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
Nhà văn Lê Kiên Thành chinh phục độc giả bằng sự chân thành và trái tim nhân hậu
(Ngày Nay) - Tiến sĩ Lê Kiên Thành khoác trên mình bộ vest xanh lịch lãm, phong thái điềm đạm nhẹ nhàng, nở nụ cười hiền lành, từ tốn bước vào khán phòng giao lưu với độc giả sau khi xuất bản quyển sách đầu tay “Những khoảnh khắc sống”. Ông đến với văn đàn muôn vàn tinh tú ở độ “Thất thập” bằng những câu chuyện thật, rất thật cùng lời lẽ chân thành, mộc mạc và hơn hết là một trái tim nhạy cảm, giàu lòng nhân hậu.
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
Người khuyết tật vươn lên làm chủ công nghệ
(Ngày Nay) - Từng mặc cảm, tự ti với sự khiếm khuyết của cơ thể, chàng trai 24 tuổi Dương Văn Dũng, đã dần tìm thấy giá trị của bản thân khi được tiếp cận cơ hội học thiết kế đồ họa.