Đắk Lắk: Vi phạm từ rừng đến xưởng gỗ

Ngành lâm nghiệp Đắk Lắk đang bộc lộ nhiều yếu kém, thể hiện qua công tác quản lý còn hạn chế, để xảy ra những sai phạm về quản lý và bảo vệ rừng. Việc di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp (CCN ) và điểm quy hoạch (ĐQH) cũng rất chậm…
Đắk Lắk: Vi phạm từ rừng đến xưởng gỗ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk cho biết: Hiện nay, tỉnh có 70 xưởng chế biến gỗ của các doanh nghiệp (DN), nhưng chỉ có 46 xưởng đang hoạt động, sáu xưởng tạm đình chỉ, hai xưởng bị đình chỉ, 16 xưởng đang tạm ngừng hoạt động vì thiếu nguyên liệu. Số cơ sở sản xuất đồ mộc là 319, trong đó có 262 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng chỉ có 218 cơ sở đang hoạt động.

Có thể nói, các DN, cơ sở chế biến lâm sản ở Đắk Lắk thuộc vào loại năng lực yếu, không xây dựng được vùng nguyên liệu, tính cạnh tranh không lành mạnh, nhiều cơ sở hoạt động nhờ vào “gỗ lậu”. Từ cuối năm 2010, Sở NN&PTNT Đắk Lắk công bố quy hoạch ngành chế biến gỗ trên địa bàn giai đoạn 2010-2020. Theo đó, các cơ sở chế biến gỗ được tổ chức, sắp xếp lại, di dời vào các khu, CCN, ĐQH trước 31-12-2012. Tuy nhiên, đến nay, trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 10 DN di dời, cho dù tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết CCN, ĐQH để di dời các cơ sở chế biến lâm sản.

Đắk Lắk: Vi phạm từ rừng đến xưởng gỗ - anh 1

Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Đắk Lắk

Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ea Kar Hồ Tấn Cư cho biết, huyện có một xưởng chế biến gỗ của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar xây dựng tại xã Ea Pal, nhưng xưởng cưa này ngừng hoạt động từ năm 2010 vì không có nguyên liệu. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 28 cơ sở mộc nằm rải rác ở các xã Cư Ni, Ea Ô, Ea Tyh, Ea Kmút, Cư Huê, Ea Pal, Ea Đa, thị trấn Ea Knốp. Thị trấn Ea Kar thì chỉ có 11 cơ sở đủ điều kiện hoạt động, còn lại 17 cơ sở đã bị đình chỉ do có nhiều vi phạm. Lý giải vì sao các xưởng, cơ sở chế biến lâm sản không chịu vào CCN, ĐQH thì các DN lấy nhiều lý do, song thực tế vấn đề chính là “vào đó” DN khó có thể tiêu thụ “gỗ lậu”.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh (đóng ở huyện Ea Súp) được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê 13.931,39 ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn hai xã Ea Rôk và Cư Kbang (huyện Ea Súp). Qua kiểm kê rừng từ năm 2010 đến tháng 8-2014, cho thấy, chỉ sau gần bốn năm diện tích rừng của đơn vị bị mất là hơn 2.713 ha. Ngoài ra, còn 501 vụ chặt phá, lấn chiếm đất rừng với diện tích 606 ha; 274 vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép…

Theo đánh giá của Đoàn kiểm tra 1800 của UBND tỉnh Đắk Lắk, DN thiếu biện pháp ngăn chặn triệt để tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và hồ sơ các vụ vi phạm còn sơ sài, không đầy đủ, báo cáo thiếu chính xác, một số hồ sơ lập chưa đúng quy định của pháp luật đã gây khó khăn trong khâu xử lý vi phạm. Nhiều vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, lấn chiếm đất rừng không chuyển cho cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Còn Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’leo được UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý cho thuê 11.655 ha để sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất 10.745 ha. Theo số liệu kiểm kê rừng đến tháng 8-2014, thì diện tích rừng công ty này đã để mất là 567 ha. Trong 111 vụ chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng được công ty lập biên bản có tới 75 vụ vô chủ, toàn bộ các vụ vi phạm này cũng không chuyển cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định, kể cả những vụ có dấu hiệu hình sự.

Về hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, từ năm 2010-2014, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’leo chỉ báo cáo với cơ quan chức năng của huyện lập biên bản 10 vụ, kiểm tra hồ sơ lưu trữ cũng chỉ có 10 vụ, không phản ánh đúng thực trạng lâm tặc phá rừng gây nhức nhối tại địa phương trong những năm qua. Qua công tác kiểm tra thực tế tại Đội sản xuất Ea Sol, cho thấy, đội không có sổ nhật ký nên không phản ánh được thực chất hoạt động quản lý bảo vệ rừng. Trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, công ty này cũng thiếu sự phối hợp với chính quyền địa phương.

Đắk Lắk: Vi phạm từ rừng đến xưởng gỗ - anh 2

Kiểm lâm bắt gỗ lậu (Ảnh minh họa)

Theo UBND xã Ea Sol, từ năm 2010-2014, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’leo gần như buông lỏng công tác quản lý bảo vệ rừng. Thực tế cho thấy, trong số 100 vụ vi phạm về lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng ở đây, xã chỉ trực tiếp tham gia một vụ. Từ năm 2010 đến nay, công ty không trồng được bất cứ diện tích rừng nào. Riêng hoạt động liên doanh liên kết dự án trồng rừng với Công ty TNHH sản xuất thương mại Lộc Phát tại tiểu khu 104 xã Ea Hiao, đơn vị đã để Công ty Lộc Phát tự ý bán diện tích rừng trồng.

Thực tế công tác quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Lắk thời gian qua cho thấy nhiều bất cập. Để lập lại trật tự trong lĩnh vực này, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk cần vào cuộc, xử lý nghiêm những sai phạm.

>>>>Xem thêm:

1. Hà Tĩnh: Bắt giữ vụ vận chuyển 451 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc

2. Nghi án người phụ nữ bị đánh thuốc mê, chiếm đoạt viên kim cương 2 tỷ đồng

3. Vụ án TMV Cát Tường: Toà tuyên án bị cáo Tường 19 năm tù giam, bị cáo Khánh 33 tháng tù giam

Theo Thời Nay

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.