Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống

Ngày 1/4, Chính phủ đã thống nhất kiến nghị sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống

Đây là lần đầu một đạo luật được kiến nghị sửa đổi khi chưa chính thức có hiệu lực thi hành. Liên quan vấn đề xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, để chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, vẫn cần phải được điều chỉnh, “nhặt sạn”.

Luật cũng là cuộc sống

Sau khi hàng nghìn công nhân Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) bày tỏ sự không đồng tình việc hạn chế nhận trợ cấp BHXH một lần theo quy định tại điều 60 Luật BHXH sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), ngày 31/3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có buổi gặp gỡ với công nhân Công ty Pou Yuen.

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống - anh 1

Công nhân không đồng tình việc hạn chế nhận trợ cấp BHXH một lần

Ngay sau đó, Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giải quyết theo hướng linh hoạt để người lao động (NLĐ) được lựa chọn giữa hưởng BHXH một lần khi nghỉ việc hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng và cộng dồn hưởng lương hưu sau này. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP Hồ Chí Minh cũng có kiến nghị với Chính phủ về việc sửa đổi Luật BHXH cho phù hợp tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân. Chính phủ đã nhất trí với kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương nêu trên và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật BHXH theo hướng nếu NLĐ không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.

Liên quan vấn đề này, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, xét về lâu dài nếu NLĐ tiếp tục tham gia BHXH là có lợi hơn cho họ. Thực tế khi tham gia BHXH thì NLĐ đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14% để có 22% khoản tiền BHXH trong một năm. Với 22% này, giả sử NLĐ đóng 10 năm thì mỗi năm họ đóng 2,6 tháng lương. Tuy nhiên, NLĐ tham gia 10 năm mà lĩnh một lần thì chỉ được lĩnh 20 tháng lương trong khi họ đã đóng tới 26 tháng lương. Như vậy, nếu nhận BHXH một lần thì NLĐ thiệt thòi. Nhưng cũng có người sau một năm nghỉ việc ở cơ quan này mà không tìm được việc làm ở đơn vị khác buộc lòng phải về quê chăn nuôi, làm ruộng hay tìm hướng mưu sinh khác thì người ta cần khoản tiền. Những người cần khoản tiền này họ sẽ thiệt thòi, nhưng bù lại được khoản tiền để bắt đầu một công ăn việc làm mới. Đó là nguyện vọng chính đáng của NLĐ, cần phải tôn trọng.

Góp ý cho quá trình xây dựng luật, ông Tùng nói, muốn luật đi vào cuộc sống phải thật cẩn trọng khi bàn bạc từng điều khoản. Nên để chuyên gia am hiểu sâu trong lĩnh vực đó có ý kiến phản biện và lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau của nhiều đối tượng bị luật đó chi phối. Phải phân tích thật kỹ trên cơ sở lắng nghe những ý kiến khác nhau, những đối tượng khác nhau mới thông qua luật. Luật ban hành cần mềm dẻo phù hợp nhiều đối tượng là vấn đề cần đặt ra cho cơ quan làm luật.

Chưa có cơ chế bồi thường

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, trong năm 2014, số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có dấu hiệu trái pháp luật vẫn tăng. Trong 10 tháng đầu năm 2014, các bộ, cơ quan, địa phương đã kiểm tra và phát hiện 9.017 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản (chiếm tỷ lệ 22%). Trong số đó có hơn 1.500 VBQPPL có dấu hiệu vi phạm về thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tư pháp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã thẳng thắn chỉ ra: “Văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay còn nhiều “vấn đề”. Nếu không có đóng góp của nhân dân thì vẫn còn tình trạng pháp luật trên trời”.

Chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, nên ai là người ra những văn bản sai luật đó, thì chính là những người chịu trách nhiệm chính. Về tổng thể, thì đây là trách nhiệm của Quốc hội, của các cơ quan lãnh đạo và cơ quan chức năng liên quan. Vấn đề này, cũng đã được nhìn thẳng, nói thật tại diễn đàn Quốc hội. Bây giờ việc còn lại là thực hiện các biện pháp khắc phục như thế nào thôi”, Bộ trưởng Tư pháp nói.

Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đóng góp ý kiến: “VBQPPL khi ban hành mà lại sai luật, thiếu tính khả thi thì xã hội không nghiêm. Người nghiêm túc, có ý thức chấp hành pháp luật sẽ không biết đường nào mà làm. Trong khi người làm ăn khuất tất, lại lợi dụng những kẽ hở để trục lợi, mà không bị trừng trị, sẽ làm hư đi cả đội ngũ công quyền. Tất cả những điều này đều dẫn đến chỗ người dân phải chịu khổ. Một xã hội mà không nghiêm, kỷ luật lỏng lẻo, dẫn đến người dân nhờn luật, tùy tiện, thì rất nguy hiểm”.

Ông Sơn cho biết: “Rất tiếc là khi xác lập cơ chế bồi thường nhà nước đã không thiết lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong việc ban hành VBQPPL trái pháp luật. Đồng ý đây là việc cực kỳ khó, ít nơi dám làm. Theo tôi, vấn đề này cũng cần phải nghiên cứu để bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền”.

Cần bộ phận phản biện độc lập

Mới đây, ngày 15/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Ban hành văn bản pháp luật sẽ trình Quốc hội tại kỳ hợp thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình trạng bây giờ ban hành quá nhiều văn bản, lộn xộn, chồng chéo khó thi hành, dân khó biết. Ông soạn thảo nói rất hay, luật nói hay nhưng khi thực hiện mới thấy nó dở. Khi xây dựng Luật Ban hành văn bản pháp luật phải quy định chặt chẽ để bảo đảm khả thi. Quy trình tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, tiếp thu phải rõ ràng? Anh lấy 100 ý kiến mà về anh vẫn lấy ý kiến của mình là nhất để trình Quốc hội là không được!”.

Đại biểu Lê Thị Nga nhấn mạnh, khi xây dựng Luật Ban hành văn bản pháp luật phải trả lời được câu hỏi nguyên nhân vì sao thời gian vừa qua có một số quy định trong một số văn bản khi đưa ra tính khả thi không cao. Theo đại biểu, ngoài nguyên nhân ở khâu tổ chức thực hiện thì việc đánh giá tác động chưa tốt, nhiều bản đánh giá rất hình thức. “Cần xem kỹ quy định về quy trình đánh giá tác động. Muốn đánh giá tác động đi vào thực chất thì tiêu chí gồm những nội dung gì, không thể quy định chồng lên nhau. Đánh giá mà hình thức thì nội dung khó khả thi”.

Đại biểu Lê Thị Nga cũng đề nghị cần xem xét lại việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp khi ban hành văn bản. Có quy định vừa đưa ra đã gặp phản ứng của dư luận vì quy trình lấy ý kiến làm không đầy đủ, một số trường hợp làm hình thức. Do đó phải quy định rõ từ khâu soạn thảo, thẩm định đến khi đưa ra Quốc hội quyết định.

Một nội dung quan trọng nữa là phản biện độc lập về chính sách nên đưa vào quy trình bắt buộc để tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cao hơn. “Hai năm nay có nhiều thông tư gây phản ứng dữ dội có yếu tố từ tính khách quan của quy trình thẩm định. Bộ giao cho một bộ phận soạn thảo rồi chính bộ phận pháp chế của Bộ đó thẩm định, do đó khó bảo đảm tính độc lập. Đề nghị xây dựng bộ phận phản biện độc lập với thông tư của các bộ, ngành và có thể giao cho Bộ Tư pháp, để tránh vừa đá bóng vừa thổi còi”, đại biểu Nga đề nghị.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Khởi tố vụ Thiếu tá nổ súng khi vây trường gà khiến 1 người tử vong

- Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư nói gì?

- Điều 60 Luật BHXH: Không cho phép người lao động thanh toán 1 lần

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: