Hào Anh được trả tự do tại tòa

Nhận mức án 6 tháng 15 ngày bằng với thời gian bị tạm giam, Hào Anh cùng chị họ được TAND huyện Đơn Dương tuyên trả tự do ngay tại tòa.
Hào Anh được trả tự do tại tòa

Ngày 23/2, TAND huyện Đơn Dương (tỉnh Lâm Đồng) xử sơ thẩm, tuyên Nguyễn Hoàng Anh (tức Hào Anh, 20 tuổi, quê Cà Mau) cùng Phan Thảo Duy (20 tuổi, chị họ của Hào Anh) 6 tháng 15 ngày tù về tội Trộm cắp tài sản. Do bản án bằng với thời gian bị tạm giam nên cả hai được trả tự do ngay tại tòa.

Theo chủ tọa Phùng Đình Thuận, Hào Anh và Duy được áp dụng hình thức giảm nhẹ do phạm tội lần đầu, thành thật khai báo, bị hại cũng làm đơn xin giảm nhẹ tội.

Theo cáo trạng, Hào Anh từ Cà Mau lên Lâm Đồng làm thuê tại cơ sở sản xuất nước tương ở huyện Đơn Dương. Đêm 15/5/2015, Hào Anh rủ Duy tới chỗ làm để trộm tài sản. Tại đây, Hào Anh nói Duy đứng ngoài cảnh giới, còn mình vào trong lấy máy tính và một số vật dụng (tổng trị giá gần 7 triệu đồng) nhằm kiếm tiền chơi game. Ngày hôm sau, Hào Anh cùng chị họ bị bắt.

Hào Anh được trả tự do tại tòa ảnh 1

Hào Anh và chị họ tại tòa

Tại phiên xử sơ thẩm hồi tháng 10/2015, từ những lời khai mất ngủ, đau đầu, dễ bị kích động của Hào Anh cộng với việc bị can này có tiền sử từng chữa trị bệnh tâm thần nên HĐXX tuyên trả hồ sơ, đề nghị đưa bị can này đi giám định tâm thần.

Ngày 14/12/2015, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên có kết luận: "Hào Anh bị rối loạn nhân cách cảm xúc không ổn định, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi".

Trong phiên tòa hôm nay, chủ tọa hỏi: "Bị cáo được xã hội quan tâm, từng đi học cắt tóc tại sao không lo làm ăn mà lại đi trộm cắp?". Hào Anh trả lời: "Do tuổi nhỏ nên suy nghĩ nông cạn". Hào Anh thừa nhận "thích lấy đồ về sử dụng chứ không phải đem bán kiếm tiền" và cũng nhận thức được hành vi trộm cắp là vi phạm pháp luật.

Sau khi được trả tự do, Hào Anh cho biết cảm thấy rất hối hận, hứa sẽ trở về nhà để lo làm ăn, không tái phạm. Cả hai được luật sư bào chữa hỗ trợ 400.000 đồng để đón xe về Cà Mau.

6 năm trước, Hào Anh được dư luận biết đến khi bị bạo hành trong trại tôm giống Minh Đức ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Cậu bị thương tích 70% do nhiều lần ông bà chủ ép uống nước tiểu, dùng kìm kẹp môi, đũa than nóng chích vào người... .

Khi vụ án khép lại, Hào Anh vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau sống một thời gian rồi về ở với mẹ trong căn nhà trọ. Nhiều tháng theo cha dượng làm thợ mộc và phụ bán cà phê, đầu năm 2013, cậu xin làm bốc vác cho một công ty lương thực, sau đó bị công an địa phương tình nghi trộm cắp tài sản.

Được giải oan, Hào Anh đi học hớt tóc. Khi tròn 18 tuổi, cậu nhận được toàn bộ hơn 700 triệu đồng mà nhà hảo tâm hỗ trợ. Sau đó cậu về khóm 4, phường 8, TP Cà Mau mua đất cất nhà hết 300 triệu. Số tiền còn lại thanh niên này "nướng" vào các cuộc ăn chơi thâu đêm.

Tháng 8/2014, khi xài hết tiền, Hào Anh về đập phá đồ đạc, đuổi mẹ ruột cùng cha dượng ra khỏi nhà và sau đó bị xử phạt 200.000 đồng.

Theo Vnexpress

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.