Ngày càng nhiều phụ nữ dễ sập bẫy tình qua mạng xã hội

(Ngày Nay) - Những kẻ lừa đảo lập tài khoản Facebook với hình đại diện lịch lãm, địa chỉ cư trú ở phương Tây. Tiếp đó, chúng tìm, kết bạn với phụ nữ Việt và giới thiệu là doanh nhân giàu có.
Okoye Uchenna, quốc tịch Nigeria, bị Tòa án TP.HCM xử 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào năm 2014.
Okoye Uchenna, quốc tịch Nigeria, bị Tòa án TP.HCM xử 15 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vào năm 2014.

Ngày 28/2, tại TP.HCM, Bộ Công an phối hợp cùng Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo tuyên truyền phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động sử dụng mạng xã hội với thủ đoạn dùng “bẫy tình” để lừa đảo phụ nữ chiếm đoạt tài sản. 

Theo Cục Cảnh sát hình sự, nhiều phụ nữ tại Việt Nam bị lừa đảo thông qua hình thức kết bạn, vờ tán tỉnh yêu đương trên mạng xã hội. Tình trạng này có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở TP.HCM.

Từ năm 2014 đến 2016, Công an TP.HCM tiếp nhận 58 đơn tố cáo, khởi tố 32 vụ án, 21 bị can (trong đó có 2 người đàn ông Nigeria) với số tiền chiếm đoạt trên 22 tỷ đồng.

Đánh vào lòng tham phụ nữ

Theo Cục Cảnh sát hình sự, đa số nghi phạm là người gốc Phi (chủ yếu tập trung tại TP.HCM). Những người này nhập cảnh vào Việt Nam rồi làm quen, sống như vợ chồng với phụ nữ Việt. Họ câu kết với người Việt và lợi dụng lòng tham, sự cả tin của nhiều phụ nữ để lừa đảo.

Những người này lập tài khoản Facebook với hình ảnh đại diện ưa nhìn, lịch lãm và thiết lập địa chỉ cư trú tại các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ... Tiếp đó, họ tìm, kết bạn với phụ nữ Việt và giới thiệu là doanh nhân giàu có.

Sau thời gian làm quen, kẻ lừa đảo bày chiêu trò yêu đương và hứa đưa "người tình" sang nước ngoài sinh sống, hứa chuyển tiền xây nhà, tặng quà giá trị. Họ cũng giả thông báo gửi số tiền hàng triệu USD về Việt Nam để đầu tư các dự án và nhờ "người tình" nhận hộ.

Tiếp đó, nạn nhân nhận được thông báo đã gửi tiền và quà tặng về. Số tiền phí gửi đã thanh ở nước ngoài, còn lại chút ít tiền phí nhờ nạn nhân nộp và nhận giúp.

Khi lòng tham của “con mồi” bị cuốn vào khối tài sản hàng triệu USD, kẻ lừa đảo sẽ để đồng phạm người Việt vào vai nhân viên hải quan, yêu cầu nạn nhân nộp tiền phí, thuế qua tài khoản cho sẵn. Nhận được tiền, nhóm lừa đảo ngắt liên lạc.

Với chiêu bài này, nhiều phụ nữ bị lừa số tiền lớn, có người mất hàng tỷ đồng.

Phá án khó khăn

Việc phá án loại tội phạm này không dễ vì các mạng xã hội thường có trụ sở nước ngoài, khó phối hợp xác minh, tra cứu thông tin.

Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại điện tử, thanh toán điện tử của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam còn nhiều sơ hở, phần lớn chưa được bảo mật tốt.

Hệ thống pháp luật trong lĩnh vực đấu tranh, xử lỷ tội phạm sử dụng công nghệ cao chưa đầy đủ, chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế.

Ngoài ra, tội phạm chủ yếu sống ở nước thứ ba như Campuchia, Malaysia... nên việc xác minh gặp khó khăn. Nếu sống tại Việt Nam, họ ở khép kín trong căn hộ của các khu chung cư, ít tiếp xúc với người lạ và không sử dụng tên thật để giao tiếp. Những kẻ lừa đảo cũng thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở.

Đồng phạm người Việt thường sử dụng SIM điện thoại "rác" hoặc số Việt Nam nhưng xài ở nước ngoài để liên hệ với nạn nhân. Vì vậy, cảnh sát không thu thập được dữ liệu từ nhật ký cuộc gọi để phục vụ quá trình xác minh.

Các tài khoản ngân hàng dùng để nhận tiền lừa đảo thường do tội phạm thuê người Việt mở với giá khoảng 500.000 đồng/tài khoản. Có những tài khoản dùng giấy CMND giả để đăng ký.

Tiền của nạn nhân chuyển vào tài khoản thường được rút tại các cây ATM ở nước ngoài nên rất khó khăn trong việc truy tìm nghi phạm, thu tài sản đã bị chiếm đoạt.

Bên cạnh đó, lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao hiện còn mỏng. Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng phục vụ dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu, lạc hậu.

Tại hội thảo, ngoài biện pháp tuyên truyền nhiều ý kiến đề nghị tăng cường phối hợp với các quốc gia liên quan như Campuchia, Malaysia... là nơi tội phạm lưu trú và rút tiền.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đặc biệt người từ các quốc gia Trung Quốc, Đài Loan, người gốc Phi. Các đại biểu cũng kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt việc đăng ký, quản lý SIM điện thoại.

Theo Zing
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.