Người bị kéo lê ở hồ Con Rùa: 'Tôi có chửi thiếu uý Hải'

Chị Thảo thừa nhận lúc bị yêu cầu không được lấn chiếm lòng lề đường khu vực hồ Con Rùa (quận 3, TP HCM) đã chửi thiếu uý công an, trước khi bị anh này đuổi theo túm cổ áo, kéo lê.
Chị Thảo bên người cha già bệnh tật. Ảnh: A.X
Chị Thảo bên người cha già bệnh tật. Ảnh: A.X

Nhiều tiếng sau khi được khâu vết thương trên đầu, chiều 30/9, chị Thảo (39 tuổi, bị thiếu uý cảnh sát kéo lê) cho biết sức khỏe đã bình thường, chỉ hơi choáng do mất máu.

Chị nói, gia cảnh khó khăn, chồng bỏ đi đã lâu, hiện không liên lạc được. Chị phải nuôi mẹ già, cha đột quỵ nằm một chỗ và 2 con nhỏ nên mới đi bán bánh tráng trộn và nước giải khát ở hồ Con Rùa, phường 6, quận 3. Khoảng gần 20h hôm qua, xe của công an phường đến xử lý việc lấn chiếm lòng lề đường.

"Bị anh Hải (thiếu uý Bùi Xuân Hải) đá vô thùng nước, đuổi đi, tôi có chửi ảnh mấy câu rồi chạy vào lề đường. Sau đó ảnh đuổi theo túm cổ áo tôi. Anh Hải đánh vào đầu tôi, vết rách trên đầu là do nhẫn của ảnh gây ra khiến máu chảy xối xả", chị Thảo kể.

"Có thể lúc đó anh Hải sốc vì câu chửi của tôi, sẵn hơi men nên mới làm vậy. Chứ ngày thường tôi cũng trò chuyện với ảnh. Ảnh hay châm chước, chỉ đuổi đi chứ không quyết liệt đối với những người bán hàng rong ở đây", chị này cho biết thêm.

Trưa nay, chị Thảo và người nhà được Công an phường 6 mời lên xin lỗi, đề nghị bồi thường chi phí chữa trị vết thương. "Tôi không yêu cầu bồi thường, chỉ mong có sức khỏe để buôn bán nuôi cha mẹ già. Có người bảo tôi là dân cho vay là không đúng. Bản thân tôi phải đi ở nhà thuê, bán dạo thì làm gì có tiền mà cho vay", người phụ nữ nói.

Một số nhân chứng cho biết khi xe cảnh sát đến có thấy chị Thảo cự cãi, buông nhiều câu chửi tục với anh cảnh sát. "Ở đây ai cũng biết thiếu úy Hải. Bình thường ảnh rất hiền, chỉ nhắc nhở mọi người không lấn chiếm lòng lề đường chứ chưa bao giờ đuổi bắt ai như vậy. Có thể tức giận vì bị chửi ảnh mới có hành động đó", một người bán hàng rong nói và cho biết lúc được can ra thiếu uý Hải luôn phân bua "không đánh ai hết".

Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Công an phường 6 cho hay đã nhận được tường trình của thiếu úy Hải, song không công bố nội dung. "Dù chưa xác định đúng sai thế nào nhưng chúng tôi thấy hành vi của thiếu uý Hải là không được, cần thiết phải xin lỗi người dân. Hồ Con Rùa là nơi phức tạp về tình trạng buôn bán hàng rong và có thể trong lúc giằng co người phụ nữ ngã chảy máu đầu chứ không phải bị đánh", ông này nói.

Về việc thiếu uý Hải mặc cảnh phục mang tên người khác, Công an quận 3 giải thích là do anh này ở tập thể, trong lúc vội đã mặc nhầm áo đồng đội. Chuyện có hay không trong lúc làm nhiệm vụ thiếu úy Hải có hơi men đang được xác minh.

Theo Công an TP HCM, khi tham gia giải quyết trật tự đô thị xung quanh khu vực Hồ Con Rùa cùng bảo vệ dân phố, thiếu úy Hải phát hiện có nhiều nhóm người đang buôn bán vi phạm lấn chiếm lòng lề đường nên đẩy đuổi. Chị Thảo "có những lời lẽ xúc phạm lực lượng công an và thiếu úy Hải", sau đó xảy ra giằng co giữa hai bên.

"Trong lúc giằng co, chị Thảo bị té đập đầu vào biển số xe máy trước quán cà phê Ngõ Thời gian (số 8 Công Trường Quốc Tế, phường 6) gây thương tích", cổng thông tin điện tử của Công an TP HCM nêu.

Giám đốc Công an TP HCM đã chỉ đạo Trưởng Công an quận 3 tạm đình chỉ công tác thiếu úy Hải để kiểm điểm, đồng thời khẩn trương làm rõ toàn bộ vụ việc, vi phạm đến đâu xử lý đến đó theo đúng quy định.

Theo Vnexpress
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.