Ông Hà Văn Thắm bị tố đe dọa để thâu tóm TrustBank

(Ngày Nay) - Nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín khai rằng cựu chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm đã gửi thư "vạch" các sai phạm với mục đích đe dọa để Đại Tín bán cổ phần và ép vay 500 tỷ đồng.
Cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm trước tòa trả lời thẩm vấn.
Cựu chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm trước tòa trả lời thẩm vấn.

Hôm nay, TAND Hà Nội tiếp tục thẩm vấn bị cáo Hà Văn Thắm (cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương – OceanBank) về việc mua lại ngân hàng Đại Tín – TrustBank và khoản cho vay 500 tỷ đồng khiến OceanBank thiệt hại nặng nề.

Cáo buộc của cơ quan công tố thể hiện, năm 2012, vì muốn thâu tóm TrustBank, ông Thắm gặp bà Hứa Thị Phấn (cổ đông lớn của ngân hàng này) đề nghị chuyển giao. Sau đó, nhóm bà Phấn ký hợp đồng kinh tế với ông Thắm để bán lại hơn 84% cổ phần của TrustBank song phải cam kết thực hiện một số nội dung trong hợp đồng. Tuy nhiên, ông Thắm không thực hiện.

Có mặt tại tòa, đại diện ủy quyền của nhóm bà Hứa Thị Phấn cho hay, để có quyết định giao toàn bộ hơn 84% cổ phần “nhanh gọn, khó hiểu” là do bị cáo Thắm đã đe dọa Đại Tín. Việc này có một số thư điện tử được lưu giữ làm bằng chứng. Vì lo sợ, bà Phấn huy động cổ phần trong con cháu giao cho ông Thắm.

Các điều khoản kinh tế trong hợp đồng rất lâu không thấy ông Thắm có động thái gì. Khi nhóm bà Phấn có ý kiến, ông Thắm mới đưa một số người của OceanBank vào tiếp quản. Song nhóm này cũng không giúp TrustBank giảm được tình hình nợ xấu.

“Lúc đó, có nhiều đối tác muốn mua nên bà Phấn có xin lại các cổ phần”, đại diện nhóm bà Phấn trình bày. Sau đó, ông Thắm giới thiệu ông Phạm Công Danh (chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh) mua lại TrustBank và cũng là người giao số cổ phần cho ông Danh.

Trước việc tố cáo trên, ông Thắm trình bày, sau khi tìm hiểu thực trạng, đánh giá sai phạm của bà Phấn trong quản lý Đại Tín, bằng kinh nghiệm bị cáo nói: “Bản thân cô không làm được, cô nên chuyển nhượng". Cựu chủ tịch HĐQT cho rằng đó không phải là "những lời lẽ ép buộc".

Về việc ông Thắm khai yêu cầu trước khi ký kết Đại Tín phải phong tỏa khoản 500 tỷ đồng, đại diện Ngân hàng Xây dựng (đổi tên từ Đại Tín sau khi vào tay ông Phạm Công Danh) cho rằng chỉ nhận được bản photocopy từ năm 2014, đến nay chưa có biên bản chính. Đại Tín không nhận bất cứ một khoản tiền nào chuyển vào.

Ông Phạm Công Danh (mang án 30 năm tù trong vụ việc khác) được triệu tập đến tòa cũng cho hay không biết khoản tiền 500 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản của mình. Thời điểm tiếp quản Đại Tín, nhà băng này nợ xấu tới 95% nên phải tìm cách giải quyết. "Nếu không có 500 tỷ đồng từ OceanBank, tôi không thể điều hành được Đại Tín", ông Danh nói.

Có mặt với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ông Trần Văn Bình, người ký hợp đồng vay 500 tỷ đồng giữa Công ty Trung Dung với OceanBank cho biết chỉ là lái xe trong tập đoàn Thiên Thanh. Khi được ông Danh nhờ đứng tên trong hợp đồng mà không biết để làm gì, "chỉ biết đưa thì tôi ký và không đọc hồ sơ”.

Cũng trong hôm nay, HĐXX thẩm vấn với các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Xuân Thắng (cháu của ông Sơn), Hà Văn Thắm, Phạm Hoàng Giang về hành vi liên quan lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Cáo buộc cho thấy, khi đương chức tổng giám đốc OceanBank, ông Sơn có bàn bạc với Thắm về việc chi ngoài lãi suất khoản “chăm sóc” với những khách hàng thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN. Thông qua công ty BSC của ông Thắm, nhiều khách hàng muốn vay tiền tại OceanBank đã phải đóng thêm các khoản phí. Ông Sơn đã nhận gần 70 tỷ đồng từ ông Thắm, các nhân viên OceanBank và Công ty BSC chuyển.

Trước vành móng ngựa, ông Thắm đồng tình với cáo buộc. Ông Sơn không thừa nhận.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục làm việc.

Theo Vnexpress
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.