Vụ sập nhà Cao Bằng: Vì sao khởi tố bị can nhưng lại không bắt giam?

(Ngày Nay) - Mặc dù đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Cơ quan CSĐT lại không bắt giam, đại diện Công an tỉnh Cao Bằng lý giải là: Xét thấy việc bắt giam là không cần thiết...
Anh Nguyễn Hoài Đức đứng cạnh hiện trường vụ sập nhà
Anh Nguyễn Hoài Đức đứng cạnh hiện trường vụ sập nhà

Phải nhiều tháng sau khi vụ sập nhà xảy ra, Công an tỉnh Cao Bằng mới tiến hành khởi tố hình sự vụ việc. Và cũng phải một thời gian sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra mới ra quyết định khởi tố bị can. Tuy nhiên, điều lạ là mặc dù đã có quyết định khởi tố bị can nhưng đối tượng bị khởi tố đến nay vẫn chưa bị bắt giam…?

Gần 1 năm sau vụ sập nhà khiến 3 người chết, 3 người bị thương tại Cao Bằng vẫn chưa được giải quyết cụ thể:

http://ngaynay.vn/xa-hoi/vu-sap-nha-6-nguoi-thuong-vong-o-cao-bang-noi-dau-chua-nguoi-41616.html

Khởi tố nhưng không bắt giam?

Thông tin vụ việc cho thấy, rạng sáng 17/4/2016, gia đình ông Nguyễn Hữu Điếm, trú tại phường Hợp Giang, TP Cao Bằng đang ngủ ngon giấc thì bất ngờ ngôi nhà đổ sập khiến ông và vợ là bà Nguyễn Thị Huệ, cùng con dâu Hoàng Thị Duyên tử vong.

Cùng với đó, anh Nguyễn Hoài Đức (con trai ông Điếm) cùng hai con anh Đức là cháu Nguyễn Đức Anh (6 tuổi) và cháu Nguyễn Hoàng Anh (3 tuổi) bị thương.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo Công an tỉnh phải tập trung lực lượng xử lý và điều tra làm rõ vụ việc nghiêm trọng. Phòng PC45, Công an tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận và tiến hành các bước điều tra cần thiết.

Vụ sập nhà Cao Bằng: Vì sao khởi tố bị can nhưng lại không bắt giam? ảnh 1Hiện trường vụ sập nhà bị quây kín, bên ngoài là chỗ tập kết xe chở rác 

Do tính chất nghiêm trọng của sự việc trên, đến ngày 20/6/2016, công an tỉnh đã giao cho PC44 thụ lý, tiếp tục điều tra. Ngày 9/9/2016, cơ quan điều tra khởi tố vụ án “vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.”

Đến ngày 20/10/2016, Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) mới có kết luận về nguyên nhân dẫn đến vụ sập nhà.

Đến ngày 28/11/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Cao Bằng đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Vũ Đình Dương, SN 1976, chủ thầu thi công ngôi nhà Trương Xuân Hoà từ đó dẫn đến vụ sập nhà ông Nguyễn Hữu Điếm.

Mặc dù đã có quyết định khởi tố bị can nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ áp dụng biệt pháp cấm dời khỏi nơi cư trú đối với Vũ Đình Dương mà không bắt tạm giam. Chính vì diễn biến như thế nay đã khiến cho dư luận tại tỉnh Cao Bằng nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều.

Trả lời Phóng viên về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Hữu Dũng, Phó giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng cho biết: Việc khởi tố nhưng không bắt giam của Cơ quan Cảnh sát điều tra là đúng theo quy định của pháp luật, trình tự điều tra đã được quy định rõ.

Theo lời Đại tá Dũng thì, do xét thấy Vũ Đình Dương có thái độ hợp tác tốt trong quá trình điều tra, có nhân thân tốt cùng với đó Cơ quan điều tra nhận thấy đối tượng này không thể trốn thoát nên đã không ra quyết định bắt tạm giam.

Gia đình bị hại nói gì?

Trước những diễn biến của vụ việc cũng như quá trình điều tra kéo dài nhiều tháng, anh Nguyễn Hoài Đức, người liên quan trực tiếp đến vụ việc cho biết: Sự việc càng kéo dài bao nhiêu thì càng khiến gia đình chúng tôi cảm thấy đau đớn bấy nhiêu.

Trước việc, Công an tỉnh Cao Bằng khởi tố bị can nhưng không bắt giam đối với Vũ Đình Dương, anh Nguyễn Hoài Đức cho biết: Ngày 3/3/2017, tôi và gia đình đã có đơn yêu cầu gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phải bắt tam giam đối với Vũ Đình Dương.

Theo như lời anh Đức thì, do nắm được thông tin về việc Vũ Đình Dương đang có dấu hiệu bỏ trốn sang Trung Quốc. Do đó, để ngăn chặn ông Dương bỏ trốn gây khó khăn cho việc điều tra truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội đồng thời để bảo đảm thi hành án đã làm đơn yêu cầu bắt giam.

Vụ sập nhà Cao Bằng: Vì sao khởi tố bị can nhưng lại không bắt giam? ảnh 2Công văn trả lời của Công an tỉnh Cao Bằng 

Trả lời đơn yêu cầu của anh Nguyễn Hoài Đức, Công an tỉnh Cao Bằng cho biết: Trong trình điều tra Vũ Đình Dương chấp hành các quy định của pháp luật, không gây khó khan cho việc điều tra và bỏ trốn, có mặt đầy đủ khi cơ quan điều tra yêu cầu. Do vậy Cơ quan CSĐT xét thấy không cần thiết phải thay đổi biện pháp theo đơn yêu cầu.

Sau khi nhận được công văn phúc đáp, anh Nguyễn Hoài Đức và gia đình vô cùng bức xúc và lo lắng. Theo anh Đức thì đối với một sự việc nghiêm trọng khiến 3 người chết và mức bồi thường có thể sẽ rất cao mà lại không áp dụng biện pháp bắt giam như vậy là không hợp lý. Trong trường hợp Vũ Đình Dương mà bỏ trốn thì có thể quá trình giải quyết sự việc sẽ còn kéo dài và gia đình tôi chưa biết đến bao giờ mới có thể ổn định được cuộc sống?

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.