Buông để giữ

Tôi bẩm sinh phải lòng những món đồ gốm men rạn. Nghĩ rằng, nó là "tì vết" của một chỉnh thể hoàn hảo, mặt khác, lại là "vẻ đẹp" của một diện mạo tưởng như không hoàn hảo
Buông để giữ

Rất nhiều khi ngắm sâu vào những "vân rạn" ấy, tôi hình dung tới sự rạn nứt của những mối quan hệ tình cảm - cách nó hình thành, cách nó vỡ ra, và cả cách mà nó sẽ găm vào tay người cầm giữ.

Khởi đầu của tình yêu, tình bạn, hay các loại tình chẳng thể gọi tên khác, thường là "hoàn hảo" trong giới hạn của nó - cũng như bản thân lớp men trên món đồ gốm trước khi được đem nung.

Trải qua quá trình "nung" và "làm nguội", sự nóng lạnh khác nhau giữa lớp men ngoài và cốt đất sét bên trong sẽ khiến cho lớp men vốn hoàn hảo ấy rạn ra để phủ lên bề mặt cốt. Đó là chuyện của món đồ gốm men rạn. Với chuyện tình cảm, trải qua những sóng gió, trải qua thời gian, mà tình cảm được thử thách, và cũng phần nào nguội bớt đi. Người ta có thể gắn bó với nhau, ở bên nhau với tính chất khác đi của tình cảm, và với những lý do rất riêng. Những chuyện va chạm một đôi lần sẽ như chút gia vị cho mối quan hệ trở nên hấp dẫn. Va chạm lớn hơn, sẽ gây ra những tổn thương. Cứ thế, mà rạn nứt hình thành.

Buông để giữ - anh 1
Buông để giữ

Khi món đồ đã rạn nứt quá nhiều, nếu cứ khư khư cầm thật chặt, thật mạnh trong tay, nó sẽ vỡ và găm vào tay những mảnh vụn làm chảy máu. Với một mối quan hệ đã gây nhiều rạn nứt, nếu cứ ích kỷ kìm giữ không buông, nó cũng găm vào tim mình thương tích. Chi bằng cứ buông nhẹ, cho nó một khoảng trống, có phải sẽ tốt hơn không? Có lẽ món đồ không vỡ, có lẽ sẽ chẳng có một vết thương nào quá sâu?

Và, sau khi vỡ tan đi rồi, có lẽ với một món đồ chỉ còn lại tiếc nuối, nhưng với một mối tình (tôi muốn gọi chung mọi quan hệ tình cảm bằng hai chữ "mối tình" này) thì còn lại gì ngoài tiếc nuối hay không? Những người đã cùng nhau sẻ chia mối tình ấy, có một đôi lần giáp mặt, họ đối diện nhau như nào? Lướt qua như chưa từng quen? Chào nhau bằng một sự bất đắc dĩ?... Tôi không chắc, nhưng hẳn là, họ sẽ chẳng nhìn vào mắt nhau nữa. Chẳng còn nữa cái ký ức lần đầu làm quen, lần đầu trò chuyện, cái chạm tay đầu tiên, nụ hôn đầu tiên, đứa con đầu tiên... Chỉ còn lại là một vết thương chẳng bao giờ lành hẳn.

Nhưng ở đời, có bao người hiểu, bao người đủ dũng cảm, bao người đủ bao dung, để buông bỏ một lần?

Buông bỏ, cũng là một cách bao dung đấy. Bao dung, trước hết để bảo vệ chính mình!

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.