Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016

Món mứt chuối có hương vị thơm ngon, cách làm mứt chuối lại không quá khó khăn hứa hẹn sẽ là món ưa thích của nhiều người trong dịp Tết.
Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016

Cách 1

Nguyên liệu làm mứt chuối:

- Chuối sứ hoặc chuối ngự
- Đường cát trắng
- Dầu ăn

Cách làm mứt chuối ngon

Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016 ảnh 1

Chuối bạn lột bỏ vỏ rồi dùng dao cắt đôi hoặc ba theo chiều dọc tùy độ lớn nhỏ của quả chuối.
Nếu muốn chuối thơm vị gừng bạn có thể uớp nước cốt gừng với chuối trước khi đem phơi.

Để làm nước cốt gừng: gừng tươi bạn cạo sạch vỏ, rửa sạch và giã nát, đem xay rồi chắt lấy nước cốt.

Bắc chảo lên bếp cho chảo nóng và đổ dầu vào. Tiếp theo bạn cho chuối đã phơi vào chiên. Lưu ý lượng dầu cần ngập mặt chuối để chuối mau vàng giòn và không bị cháy cạnh khi chiên. Khi chuối đã vàng và giòn thì bạn vớt ra và để ráo dầu.

Trường hợp không thích dầu mỡ bạn có thể không chiên mà phơi nắng cho chuối khô lại. Cách này sẽ mất nhiều thời gian và điều kiện thời tiết phải nhiều nắng. Bạn nhớ chọn địa điểm phơi khô ráo, thoáng mát và tránh côn trùng nhé (vì chuối rất nhiều mật). Sau khi phơi khô thì đem rửa qua cho sạch, để ráo.

Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016 ảnh 2

Bắc chảo lên bếp cho vào một ít nước, thêm đường (lượng đường phải nhiều hơn nước và tùy vào mức độ ngọt bạn muốn) rồi bạn khuấy đường cho tan. Để lửa vừa phải khuấy cho tới khi đường kéo chỉ được là được.

Sau đó bạn cho chuối vào ngào, đảo đều để đường và chuối quyện vào nhau. Bạn đảo cho miếng chuối có màu ngả vàng đẹp mắt thì tắt bếp. Bắc xuống bếp, để chuối nguội và xếp vào lọ dùng dần.

Vậy là bạn đã có món mứt chuối dẻo ngon, rất đơn giản mà thu hút, lạ miệng lại bảo quản được lâu bạn nhé.

Cách 2:

Nguyên liệu làm mứt chuối dẻo

- Chuối

- Đường cát trắng

Cách làm:

Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016 ảnh 3

Bước 1: Bóc bỏ vỏ chuối, tẩm đường và xếp chuối vào 1 chiếc đĩa rộng, có độ sâu lòng và sử dụng được trong lò vi sóng.

Bước 2: Cho đĩa chuối vào lò vi sóng, chỉnh công suất trung bình rồi chỉnh thời gian cho lò hoạt động trong 5 phút - nghỉ.

Lúc này quan sát sẽ thấy chuối nhũn cũng như phần nước trong chuối tiết ra khá nhiều, các bạn đừng chắt bỏ đi nhé, và cũng đừng lật giở gì vào chuối, cứ để nguyên như vậy và lại tiếp tục bật cho lò chạy tiếp 5 phút. Kiểm tra xem nước chuối cạn chưa, tùy công suất và từng hãng lò mà mức độ nước còn ít hay nhiều sẽ khác nhau nên các bạn căn cứ vào đó để điều chỉnh thời gian cho lần quay cuối cùng.

Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016 ảnh 4

Đợi chuối nguội các bạn nhẹ nhàng lấy chuối ra, xếp lên rãnh nướng để chuối có thời gian khô hẳn.

Bước 3: Dùng lồng bàn hoặc vật dụng nào đó đậy kín phần chuối vừa sấy lại, để qua đêm.

Sáng hôm sau các bạn cất mứt chuối vào một lọ kín, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Đĩa mứt chuối khô dẻo thơm, ngọt ngọt sẽ giúp khay bánh mứt kẹo của gia đình ngày Tết thêm phong phú và ngon miệng.

Cách 3:

Nguyên liệu:

Chuối: 500g

Đường: 300g

Chanh:1/2 quả

Cách làm:

Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016 ảnh 5

Bước 1: Bỏ vỏ chuối, cắt chuối thành lát tròn

Bước 2: Cho chuối đã cắt vào nồi lớn, hòa với 300g đường cát

Bước 3: Đảo chuối đều để đường tan hết ngấm vào chuối, tiếp tục cho nước cốt chanh vào

Bước 4: Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa phải, khi nước đường sôi, hạ nhỏ lửa và dùng thìa lớn đảo liên tục

Bước 5: Khi nước đường đã cạn, chuối đặc sánh lại thì tắt bếp.

Cách làm mứt chuối dẻo, thơm, an toàn cho Tết Nguyên đán 2016 ảnh 6

Bước 6: Để nguội và cho vào lọ kín để bảo quản, bạn có thể cho vào tủ lạnh ngăn mát để bảo quản.

Cách làm mứt chuối rất đơn giản, nên bạn hãy thử trổ tài dịp Tết này nhé! Chúc các bạn thành công!

Vân Trang

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.