Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân

Cách làm mứt dừa dẻo dẻo dẻo, thơm thơm vừa truyền thống, vừa hiện đại sẽ giúp bạn có món ngon thú vị nhâm nhi ngày Tết.
 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân

Cách 1:

Nguyên liệu:

- Cùi dừa non: 1kg
- Đường: 500gr
- Sữa tươi (hoặc sữa đặc): 1 túi 200gr
- Bột trà xanh: 2 thìa cà phê
- Bột cacao: 2 thìa cà phê

Cách làm:

Dừa non bạn gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, thái dừa thành miếng hoặc những sợi nhỏ dài cỡ cái đũa ăn cơm (nếu thái thành miếng thì thời gian sên mứt sẽ lâu hơn một chút) sau đó rửa dừa với nước để loại bỏ phần dầu dừa, rửa lặp đi lặp lại khoảng vài lần cho đến khi nước rửa dừa trong là được.

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 1

Đun sôi 1 nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 1 phút. Sau đó chắt bỏ nước, đổ dừa ra rổ cho ráo nước.

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 2

Cho đường và sữa tươi vào chảo, đun nhỏ lửa cho sữa ấm lên, dùng đũa quấy đều để đường tan. Cho dừa vào chảo, đun ở mức lửa trung bình, thi thoảng đảo đều.

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 3

Khi nước đường cạn sền sệt thì hạ lửa về mức nhỏ nhất, đun liu riu và dùng đũa đảo liên tục để đường kết tinh bám trắng vào mứt.

Để mứt dừa khô lâu hơn khi đường đã kết tinh bám trắng vào miếng mứt các bạn cứ vẫn tiếp tục đảo đều trên bếp như thế khoảng 10 -15 phút nữa. Khi cắn thử thấy bên trong miếng mứt có vẻ khô ráo và dẻo dai là được.

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 4

Khi mẻ mứt dừa đã được, các bạn cho mứt ra khay để hong cho mứt nguội và khô hơn.

Để mứt dừa non được khô hơn nữa thì sau khi sên, các bạn cho ra khay, đợi nguội rồi cho vào tủ lạnh 1-2 ngày.

Sau đó mới cho mứt dừa non vào lọ thủy tinh hoặc túi nilon để bảo quản.

Cách 2:

Nguyên liệu:

Cơm dừa: 1 kg (chọn dừa non).

Sữa tươi có đường: 200 ml.

Đường: 300 gam.

Cách làm:

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 5

Cùi dừa non bạn tạo hình tùy ý, có thể cắt theo miếng như hình tam giác, trái tim hay thái sợi.

Dừa non rất nhiều dầu nên bạn cần ngâm 10-12 giờ sau đó rửa sạch, để ráo. Có như vậy sau này mứt mới để được lâu.

Nếu thích tạo màu cho dừa, hoặc tạo hương vị mới lạ cho món mứt dừa, bạn có thể dùng lá dứa, thanh long, kiwi (tùy màu và vị bạn thích mà chọn loại hoa quả tương ứng), rửa sạch sau đó xay sinh tố, trộn với 300ml nước, lọc bỏ bã.

Các bạn ngâm cùi dừa vào nước đã xay sinh tố ở trên tầm 15-30 phút đến khi miếng dừa chuyển màu thì đổ ra rổ, để ráo.

Lấy một cái âu lớn cho dừa và đường vào. Sau đó bọc màng bọc thực phẩm lên trên, xóc đều. Các bạn chú ý không dùng đũa đảo để tránh gãy dừa. Ướp hỗn hợp như vậy trong 10 giờ cho đường tan, miếng dừa chuyển sang màu trong là được.

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 6

Trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian thì có thể cho thêm một ít nước vào trộn cùng với đường và dừa, xóc đều lên, ướp trong khoảng 2 giờ là được.

Dùng chảo gang rộng đế dày, các bạn đổ hỗn hợp đường và dừa vào. Đun lửa to, khi mứt sôi thì giảm lửa nhỏ hết cỡ, đảo liên tục. Các bạn đảo đến khi đường đã khô hết, bám quanh miếng dừa thành lớp phấn trắng mịn là coi như đã hoàn thành.

 Cách làm mứt dừa dẻo vừa thơm vừa sạch đón Tết Bính Thân ảnh 7

Sau đó để mứt nguội rồi mới bỏ vào lọ bảo quản.

Cách làm mứt dừa dẻo cực kì đơn giản. Tuy nhiên, có vài chú ý để bạn có món mứt ngon tròn vị. Thứ nhất, bạn nên chọn dừa non để làm loại mứt này. Đó là loại dừa uống nước đã có cùi, độ cùi hơi dày.Trong trường hợp không tìm mua được dừa nước đã lên cùi, bạn có thể dùng dừa bánh tẻ, nhưng chỉ lấy 1/2 cơm dừa phía trong lòng, phần ngoài có thể dùng để nấu nước cốt dừa. Thứ hai, vì mứt dừa non nhiều dầu nên sẽ nhanh ướt hơn, bạn chỉ nên sử dụng trong tầm 20 ngày để đảm bảo chất lượng của món mứt.

Tuệ Linh

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.