Chuyện bà cô bên chồng

Bà cô bên chồng luôn là nỗi ám ảnh thứ 2 (sau mẹ chồng) của các cô dâu Việt. Tuy nhiên, bên chồng cũng có năm bảy loại bà cô và không phải loại bà cô nào cũng là 'giặc'.
Chuyện bà cô bên chồng
Tôi là một bà cô bên chồng. Một bà cô có hai chị dâu. Người ta bảo, có chị dâu, bà cô bên chồng như tôi sẽ sung sướng lắm, chẳng phải làm việc nhà, chẳng phải nấu cơm, rửa chén, giặt quần áo, sẽ được hách dịch, này nọ.
Ấy vậy mà tôi chẳng sung cũng không thèm sướng, thế mới buồn cười. Hai ông anh lấy vợ, tôi được mẹ giao cho nhiệm vụ cao cả là truyền đạt lại gia quy cho các chị (vì mẹ tôi ngại tiếng mẹ chồng nàng dâu) bằng cách là không sách vở, không lí thuyết, không lời. Tôi phải làm việc nhà nhiều hơn bình thường, nấu ăn thêm cho hai người, chưa kể là còn phải xử lí những món cháy đen, cháy sém- sản phẩm của hai bà chị.
Chuyện bà cô bên chồng - anh 1

Lắm lúc, tôi thấy mình như một bà cô kiêm luôn bà mẹ chồng.

Ngày xưa, tôi vừa làm việc vừa nghe nhạc. Bây giờ tôi vừa làm việc, vừa nói, chỉ cái này, dẫn cái kia, cái nào các chị chưa hiểu thì phải nói lại cho các chị hiểu. Lắm lúc, tôi thấy mình như một bà bảo mẫu, à không là một bà cô kiêm luôn bà mẹ chồng. Tôi không dám chê mấy bà chị dâu sai cái này, hư cái nọ, hay nhiều chuyện, hay ngại ngùng, hay e thẹn...

Vì mỗi gia đình đều có những lối sống riêng, những cách hành xử riêng nên chuyện giải thích cho các chị là điều hiển nhiên. Mẹ tôi bảo, “mày phải làm cho quen, các chị chưa hiểu thì chỉ cho các chị, sau này mày cũng phải lấy chồng, cũng phải biết nghe con”. Và tôi cứ như thế, khoa chân múa mép suốt hơn một tháng. Tưởng mọi chuyện đã êm xuôi. Ai nấy đều biết việc của mình để làm, tôi có thể thoải mái tập trung vào việc học. Thế nhưng...

Chuyện bà cô bên chồng - anh 2
Ảnh minh họa
Chị dâu tôi không phải là người lười biếng. Tôi biết điều đó, mỗi tội, cái gì chị làm cũng chậm chạp, kỹ lưỡng như sợ mọi thứ mình làm sai sót một tí ti thì sẽ hỏng bét hết. Đôi khi tôi chỉ muốn làm nhanh cho xong, nhìn chị làm từng thứ một, tôi chỉ muốn ngáp dài mà nằm ngủ. Thật là nhẹ nhàng và thật là chậm... Tôi bắt đầu chán ngán với mọi thứ. Nhưng tôi không dám nói, vì tôi không muốn tôi và anh tôi bất hòa vì những chuyện không đâu. Thỉnh thoảng, tôi có góp ý với chị, góp ý chân thành và cũng nhẹ nhàng... nhưng rồi đâu lại vào đấy.
Tôi không phải là đứa nhiều chuyện , nói chính xác hơn, tôi sống nội tâm và tình cảm, ít để ý đến chuyện người khác. Nhưng chị tôi thì ngược lại. Chuyện nhà hàng xóm cãi nhau, chửi nhau thế này, gọi nhau thế kia, bà kia ăn vụng cái này, ông đó uống rượu, đánh vợ... Thường là, sau một buổi chợ, chị tôi khuân về nhà bao nhiêu là câu chuyện và thường kể với tôi. Lắm lúc tôi cũng ừ hử cho qua, đôi lúc nghe chị nói chuyện tôi cứ liên tưởng đến cái đài thông tấn xóm, sáng, trưa chiều tối hoạt động liên tục. Thành ra, ban đầu tôi cũng hời hợt, nhưng lâu dần thành quen, không có tiếng nói của chị, trong nhà buồn hẳn.
Thỉnh thoảng, anh chị giận hờn nhau, tôi phải thủ thỉ với anh, an ủi chị, bữa cơm trong gia đình đôi khi trở nên u ám, tôi sợ cha mẹ buồn, và tôi cũng buồn, nhưng không thể làm gì hơn.
Tôi quyết định đi trốn. À không, là tôi đăng ký thi đại học xa nhà. Những năm tháng trọ học ở Sài Gòn, phải xoay xở với cơm áo gạo tiền, học hành, thi cử. Đôi khi tôi cũng thầm cảm ơn hai bà chị dâu vì những dòng tin nhắn động viên, an ủi những lúc tôi nhớ nhà, những khi tôi khó khăn. Và một điều nữa, mẹ tôi bảo, không có tôi, chị dâu tôi đảm đang và chăm lo gia đình chu đáo lắm.
Cái giá của sự chạy trốn thật ngọt ngào.
Theo Nguyễn Quỳnh/Người lao động

>>> Xem thêm:

- Ngày Tết, có con dâu mà... cũng như không

- Chỉ có vợ thiếu giáo dục mới đòi ăn Tết nhà ngoại!

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.