Chuyện nhà cố GS Hoàng Ngọc Hiến: “Bậc trí giả lương thiện”

GS Hoàng ngọc Hiến, là một “ Bậc trí giả lương thiện” được giới tri thức chân chính hết lòng yêu mến.
Chuyện nhà cố GS Hoàng Ngọc Hiến: “Bậc trí giả lương thiện”

Quen biết vợ chồng ông đã lâu , ấy vậy mà hôm nay tôi mới đến thăm nhà cố GS Hàng ngọc Hiến, đúng hơn là đến thăm bà Nga vợ cố GS đang đang bị bệnh.

Nhà GS nằm trên đường Giảng Võ. Con ngõ dẫn vào nhà thật noắt ngoéo. Tôi cứ rẽ trái, rẽ phải rồi lại rẽ, y như nhân vật trong chuyện “ Đôi mắt” của Nam Cao. Người dân ở đây ai cũng tận tình chỉ đường vào nhà bà Nga. Hóa ra ở đây bà Nga nổi tiếng không kém gì cố GS Hoàng ngọc Hiến, người được coi là “ Bậc trí giả lương thiện”, một nhà minh triết của Việt Nam, người được giới tri thức chân chính hết lòng yêu mến .
Chuyện nhà cố GS Hoàng Ngọc Hiến: “Bậc trí giả lương thiện” - anh 1

Gia đinh Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến

Bà Nga tặng tôi hai cuốn sách “Hoàng ngọc Hiến viết” và “Hoàng ngọc Hiến trong lòng bè bạn”. Về nhà, tôi đọc suốt đêm …

Trong bài viết “ Hàng Ngọc Hiến và triết lý hai bàn chân”, GS Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Hoàng ngọc Hiến, xét cho cùng, chủ yếu là sự truyền bá tri thức, học để thuật”. Hình tượng một một trí thức không ngồi “mọc rễ” mà luôn “đi” như hai bàn chân của con người luôn đi và đi để tìm đến với sự thật thật.

Cái sự thật mà hầu như mọi người đều hiểu, đều cảm nhận, đều có thể nói ra hàng ngày rằng “cái nước mình nó thế.” Học để rồi không ôm khư khư mớ giáo lý viễn vông, học để rồi “thuật” và “ thuật” được như thế mới là bậc trí giả.

Tôi quen hai cô con gái của ông trước khi quen biết ông. Trong cuộc thi “Tác phẩm tuổi xanh” lần thứ nhất do báo Tiền Phong tổ chức năm 1989, nhà văn Nguyên Ngọc (ở trong ban giám khảo) đưa cho tôi xem truyện ngắn “Này, áo xanh cổ trắng”, đã được giải cao. Truyện viết thông minh và độc đáo và cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ. Tác giả truyện ngắn là Hoàng Tố Mai con gái thứ hai của cố GS Hoành gọc Hiến.
Hiện tại, Hoàng Tố Mai là tiến sỹ, phó ban văn học Mỹ của Viện văn học Việt Nam.
Con gái đầu của cố GS Hoàng Ngọc Hiến là Hoàng Tố Hoa. Tố Hoa đã tốt nghiệp đại học ở Nga và sau đó về làm ở ban chuyên đề của báo Tiền Phong. Tố Hoa là một nhà báo sắc sảo thường ký tên là Thu Va trong chuyên mục nổi tiếng “Thì thầm bên gối” của ấn phẩm Người đẹp Việt Nam.
Hoàng Tố Mai tâm sự: “Sau này xem phim Âu, Mỹ, tôi thấy cách dạy con của bố tôi rất giống họ. Bố tôi để cho chúng tôi thực sự tự do. Chúng tôi có một tuổi thơ thực sự trọn vẹn và hạnh phúc. Ông khuyến khích chúng tôi chơi thể thao, học nhạc. Chị tôi được học trượt Patin , cầu lông, bơi lội, piano và ghi ta. Tôi còn được học thêm tennis. Khi vào đại học ông còn dạy tôi yoga . Ông gần như không có một bài giảng nào về đạo đức hay răn dạy. Nhờ có ông mà chị em chúng tôi không có một áp lực nào về thi cử. Có lẽ vì tâm lý thoải mái nên chị em chúng tôi đều đỗ đại học năm đầu tiên.”
Hoàng Tố Hoa nhớ lại: “Khi tôi học đại học ở Nga, bố tôi không dặn gì về học hành mà chỉ dặn cách giữ gìn sức khỏe. “Con mặc gì bên ngoài cũng được nhưng nhớ là cái áo bên trong phải là áo dệt kim (không pha ni lon ) bó sát người”. Đây là lời khuyên có giá trị nhất của bố tôi vì suốt 14 năm sống ở châu Âu, tôi chưa khi nào cảm thấy sợ mùa đông cả.”
Cố GS Hoàng Ngọc Hiến sinh năm 1930, người làng Đông Thái (Hà Tĩnh). Thân phụ của ông là nhà nho Hoàng Dụ, người có nhiều học trò nổi tiếng như Nguyễn Cơ Thạch, Hồng Hà …GS Hoàng Ngọc Hiến cũng là người thầy, người sáng lập ra trường viết văn Nguyễn Du. Học trò của ông là nhiều nhà văn nhà thơ có tên tuổi. Ông cũng là người có nhiều tác phẩm, nhiều câu nói nổi tiếng đầy tính minh triết.
Khi tôi tặng ông cuốn tiểu thuyết “Xuyên Cẩm” vừa được giải thưởng VHNT Nguyên Du, tôi tưởng ông không đọc. Tuy nhiên mấy tháng sau gặp tôi, ông bảo “Mình đọc rồi, viết cảm động nhưng phải đào sâu hơn nữa”. Tôi ngẫm nghĩ và thấy câu nói của ông rất đúng.
Theo lời nhận xét của ông, vài năm gần đây, tôi viết tiếp phần hai của “Xuyên Cẩm”, viết về chính gia đình mình . Cuốn tiểu thuyết mới này cũng là cuốn tiểu thuyết thứ tư của tôi có tên là “Miền trần gian”. Khi viết gần xong tôi có ý định mang bản thảo nhờ ông đọc và viết lời tựa trước khi in. Nhưng thật đáng tiếc ông đã không còn nữa. Ông đã đi về cõi minh triết vĩnh hằng.
Bà Phạm Tố Nga, vợ cố GS Hoàng Ngọc Hiến, kể về nhưng ngày gian khổ, những ngày ông gặp “hạn”. Bà đã phải đi bán từng mớ báo cũ, gấy vụn để nuôi con.
Bà Nga kể: “Một tối, con Còi đang ngồi giúp tôi đếm từng đồng tiền lẻ nhầu nát mà tôi kiếm được từ việc bán giấy báo cũ thì ông Hiến về. Ông hỏi con Còi đã làm xong bản tóm tắt Truyền Kiều chưa. Con Còi nói chưa, thế là ông ấy thế này …con Còi cũng thế này …” Bà vừa kể vừa làm một động tác như diễn kịch khiến tôi không nhịn được cười.
Tôi hỏi bà rằng hai cô con gái của bà vừa thông minh, vừa xinh đẹp nay đã chồng con đàng hoàng, sao bà còn gọi là “Con Mò” ( Chỉ Hoành Tố Mai ) “ Con Còi” ( Chỉ Hoàng Tố Hoa ). Bà lại làm một động tác như diễn kịch. Ở tuổi bà mà còn hài hước được như vậy, quả là đáng khâm phục. Bà nói: “Tôi kiếm tiền để nuôi hai con, còn việc dạy chúng nên người là công của ông Hiến, ông ấy dạy con rất dân chủ …”
Bà kể, năm 1976, toàn bộ tiền nhuận bút cuốn “Maia-Cốp-Ski con người cuộc đời và thơ”, ông dành để mua một cây đàn Piano cũ của Pháp. Cây đàn quá to trong căn phòng chỉ có 14 mét vuông . Có người bạn đến chơi bảo: “Sao không cho các cháu học một nhạc cụ bé hơn”? Ông nói: “Tôi cho các cháu học không phải để các cháu trở thành người gỏi nhạc mà để khi lớn lên các cháu bình tĩnh khi thấy cây đàn piano”. Cây đàn piano theo nhiều người thời đó nó liên quan đến sự giàu sang, nhưng ông muốn để các con ông thấy đó cũng chỉ là vật bình thường thôi.
Bà Nga từng có nhiều năm làm phóng viên báo Phụ nữ Việt Nam. Mỗi lần tôi qua chơi ở tờ báo, bà vui vẻ bảo: “Này, hôm nào cậu sang xem kịch nhé. Báo tớ sắp mở hội diễn. Tớ đóng vai ấy đấy.”
Người phụ nữ trẻ đẹp thông minh và hài hước năm nào đã làm chàng trai tài hoa Hoàng Ngọc Hiến say mê. Phan Hồng Giang kể trong bài viết của mình rằng, giờ tóc bạc trắng, đi lại khó khăn, cái tuổi ngoài “cổ lai hy” cùng căn bệnh quái ác đang hành hạ bà.
Dẫu vậy, bà vẫn rất vui khi nói về các con, các cháu (bà đã có hai cháu ngoại), về người chồng thân yêu của mình - cố GS Hoàng Ngọc Hiến, người có cách dạy con mà theo bà là “rất dân chủ”.
Nhà vườn Sóc Sơn năm Hổ
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
Công tố viên cáo buộc ông Trump gian lận bầu cử
(Ngày Nay) - Các công tố viên New York khẳng định cựu Tổng thống Donald Trump đã phạm luật và gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che đậy hành vi mua dâm với một diễn viên khiêu dâm, trong khi luật sư bào chữa tuyên bố ông Trump vô tội.
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
Mỹ và Hàn Quốc thảo luận chi phí đồn trú
(Ngày Nay) - Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Hawaii trong tuần này để đàm phán về việc chia sẻ chi phí đồn trú của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền Washington đang tìm kiếm "một kết quả công bằng và bình đẳng" nhằm củng cố liên minh với Seoul.