Cô dâu 22 tuổi phải bỏ xứ vì làm nô lệ tình dục cho cả nhà chồng

Không chỉ có chồng mà cả cha chồng, anh em trong gia đình đều quan hệ tình dục với tôi. Mọi người ép tôi quan hệ tình dục bất cứ lúc nào mà họ muốn.
Cô dâu 22 tuổi phải bỏ xứ vì làm nô lệ tình dục cho cả nhà chồng

Nary, 22 tuổi, đã trở về Campuchia sau 4 năm bị bán sang Trung Quốc làm dâu. Cô đã sống như một nô lệ tình dục ở nhà chồng.

"Không chỉ có chồng mà cả cha chồng, anh em trong gia đình đều quan hệ tình dục với tôi. Đầu tiên, tôi chỉ làm công việc nội trợ nhưng 3 tháng sau, mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Mọi người ép tôi quan hệ tình dục bất cứ lúc nào mà họ muốn", Nary kể lại.

Cũng làm dâu một gia đình ở Trung Quốc, Phany, 29 tuổi, từng là thợ may với đồng lương ít ỏi trong một nhà máy ở Campuchia. Cô quyết định cùng cô em gái 20 tuổi đến Trung Quốc sau khi được một cặp vợ chồng Trung Quốc giới thiệu có thể giúp tìm việc làm hấp dẫn.

Cô dâu 22 tuổi phải bỏ xứ vì làm nô lệ tình dục cho cả nhà chồng ảnh 1

Sau khi trở về quê hương, Phany phải che đậy quá khứ của mình.

Khi đến Thượng Hải, chị em Phany gặp một người đàn ông Campuchia. Người đàn ông này nói sẽ giúp hai người tìm việc làm ổn định. Ngày hôm sau, Phany và em gái bị bán cho hai người đàn ông Trung Quốc có nhu cầu tìm vợ. Một trong hai người đàn ông trả tiền và đưa Phany đi.

Cuộc sống của Phany là chuỗi ngày bị lạm dụng về thể chất, tình dục và tinh thần. Bất đồng về ngôn ngữ, hai vợ chồng Phany chủ yếu giao tiếp bằng các kí hiệu và nếu không hiểu hoặc làm trái ý chồng, cô bị đánh đòn thậm tệ.

Ngay cả khi không có vấn đề gì, anh ta cũng đánh cô, cô thường xuyên bị hãm hiếp. Trong 6 tháng ở Trung Quốc, Phany đã tìm cách bỏ trốn 3 lần.

Nary nói rằng, khi trở về nước, cô chọn giải pháp im lặng, không nói chuyện với bất cứ ai về cuộc hôn nhân ở Trung Quốc “Nếu ai đó phát hiện quá khứ của tôi, tôi sẽ bị đẩy ra khỏi cộng đồng”. Cô đã cố gắng chôn vùi tất cả và luôn cảm thấy tức giận khi nghĩ về quãng thời gian khủng khiếp đã trải qua.

Cũng giống như Nary, Phany buộc phải giả vờ rằng cô chưa từng đến Trung Quốc và chưa từng có cuộc hôn nhân nào ở đây. “Tôi phải cố gắng để quên đi mọi chuyện vì tôi sợ nếu ai đó biết đến quá khứ của tôi họ sẽ làm tôi bị tổn thương”.

Dẫu vậy, cuối cùng, Phany vẫn phải bỏ nhà đến thủ đô Phnom Penh - nơi cô nói có thể sống một cuộc sống vô danh, khép kín với những người xung quanh.

P.V

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.