Đau đớn chấp nhận sống cảnh chồng chung chỉ vì 'không biết đẻ'

Đã mười mấy năm nay, bà Thoa phải sống chung với cảnh hắt hủi và những trận mưa đòn “thừa sống thiếu chết” triền miên như cơm bữa của người chồng.
Đau đớn chấp nhận sống cảnh chồng chung chỉ vì 'không biết đẻ'

Đã mười mấy năm nay, bà Nguyễn Thị Thoa (SN 1965) ở xã Hoa Thám, Huyện Bình Gia, Lạng Sơn phải sống chung với cảnh hắt hủi và những trận mưa đòn “thừa sống thiếu chết” triền miên như cơm bữa của người chồng.

Tất cả chỉ có vì một lí do duy nhất đó là bà không đẻ được con trai. Bà nhắm mắt chấp nhận sống cảnh chồng chung hàng chục năm nay chỉ vì muốn có một chỗ nương thân cho mình cùng các con.

Là một người phụ nữ đẹp nhưng cuộc sống hôn nhân của bà đúng như người xưa nói: “Hồng nhan bạc phận”. Vốn đã trải qua “qua một lần đò” vì cuộc hôn nhân thứ nhất gặp nhiều trắc trở. Bà chấp nhận rổ giá cạp lại với một người đàn ông cũng đã có gia đình và đã ly hôn.

Lúc ấy, chồng bà đang sống với một đứa con gái nhỏ. Bà Thoa nghĩ: “Dù sao cũng cùng cảnh ngộ, nên cả hai dễ thông cảm chia sẻ với nhau khi về sống chung dưới một mái nhà”.

Họ đến với nhau từ hai bàn tay trắng, nên thời gian đầu, cuộc sống rất khó khăn. Dù thế, hai vợ chồng vẫn yêu thương nhau và chăm chỉ làm ăn nên gia đình ngày càng khấm khá. Cuộc sống yên ấm trôi đi, ba đứa con lần lượt chào đời, nhưng hiềm một nỗi, cả ba đều là con gái.

Đau đớn chấp nhận sống cảnh chồng chung chỉ vì 'không biết đẻ' ảnh 1

Đã mười mấy năm nay, bà Thoa phải sống chung với cảnh hắt hủi và những trận mưa đòn “thừa sống thiếu chết” triền miên như cơm bữa của người chồng.

Chồng bà lại là con trưởng nên nhất định phải có đứa con trai để nối dõi tông đường. Tấn bi kịch ập đến cuộc đời bà bắt đầu từ đây.

Sau khi 3 đứa con gái chào đời, vì tội “không biết đẻ” nên bà bị chồng mình quay ra hắt hủi, đánh đập. Hàng ngày, đi làm vất vả để nuôi con, tối về, không hôm nào chồng cũng chẳng để bà yên. Nhìn thấy vợ con là ông mắng, ông đánh.

Kể từ ngày đó, chồng bà lao vào rượu chè, bê tha không chịu làm lụng gì. Có hôm, cả nhà đang ăn cơm, vì bực tức, ông bê thẳng nồi cơm đầy đập vào đầu vợ khiến máu bà chảy lênh láng…

Rồi cũng có đêm, khi mấy mẹ con bà đang ngủ thì ông trở về nhà trong cơn say rượu. Chồng bà bắt đầu chửi bới, túm tóc vợ đánh tới tấp khiến bà bị bong cả mảng tóc trên đầu. Người chồng đó còn nhẫn tâm đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà, rồi khóa chặt cửa ngủ bên trong. Trong khi giữa trời mùa đông lạnh lẽo

Những tưởng, cứ chịu đựng rồi một ngày chồng và sẽ hiểu mà quay về bên vợ con... Nhưng càng về sau, ông càng quá đáng không chỉ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ mà, hắn còn ngang nhiên cặp bồ trước mắt bà.

Lấy cớ “kiếm cho bằng được thằng con trai”, chồng bà bắt đầu đi lăng nhăng bên ngoài. Mọi chuyện được giấu kín cho đến khi cô bồ của chồng sinh được một cậu con trai như ý muốn.

Sau khi sinh được cậu con trai, cô bồ được chồng vũ phu của bà Thoa đón về ngang nhiên sống gần nơi mấy mẹ con bà đang sống. Chồng bà ra sức chăm sóc, cưng nựng bồ và con trai, bỏ mặc mẹ con bà Thoa tự xoay xỏa mọi chuyện.

Mảnh ruộng của hai vợ chồng được nhà nước đền bù dự án với số tiền lớn, chồng bà cũng ôm tất cả số tiền đó cùng với khoản tiền tiết kiệm bấy lâu nay hai vợ chồng tích cóp mang đến cho mẹ con cô bồ mới.

Không những bị chồng đối xử không ra gì, bà Thoa phải tần tảo làm thuê làm mướn đủ mọi việc từ phun thuốc trừ sâu, gặt thuê hay đi bốc vác… để có tiền chăm 4 đứa con gái nhỏ. Dù thế, số tiền kiếm được cũng chẳng đủ nuôi chúng. Mấy mẹ con vẫn phải có bữa được ăn cơm, bữa thì chỉ có cháo.

Sau những ngày làm việc mệt mỏi, cơ thể rã rời, về nhà ông cũng không để mẹ con bà yên ổn. Thỉnh thoảng ông ta lại về nhà hành hạ, đánh đập và đuổi mấy mẹ con bà đi bằng được nhằm độc chiếm căn nhà.

Có những hôm, bà vừa đặt lưng xuống chiếc giường cũ nát thì chồng từ đâu hung hãn đi về. Trong cơn say, cứ đầu bà, ông ta đấm túi bụi, miệng liên tục văng tục chửi bới.

Càng ngày, bà Thoa càng như cái gai trong mắt chồng. Người ta thường thấy bà bị chồng đánh thâm tím mặt mày. Vì xấu hổ, ra đường bà Thoa phải bịt khăn đội nón xùm xụp để che đi những vết thương từ gã chồng vũ phu để lại trên cơ thể mình.

Gã chồng gia trưởng nghĩ ra vô vàn trò để hành hạ mẹ con bà Thoa. Có những lần ông ta đánh mấy mẹ con bà tối tăm mặt mũi rồi đập phá hết ti vi và đồ đạc trong nhà. Tồi tệ hơn ông ta tìm đến tận chỗ làm của bà để hành hạ, gây rối, nhằm làm cho bà nhục nhã phải bỏ xứ mà đi. Chiếc xe đạp là phương tiện để đi lại làm thuê của bà cũng bị ông ta đập tan nhiều lần. Hàng ngày bà và con gái phải dậy từ sớm đi bộ gần chục cây số đến chỗ làm.

Có những lần ông ta đánh bà ngất đi, rồi băm hết quần áo khiến bà phải lấy tay che ngực chạy sang hàng xóm trốn nhờ. Ngày đó, hàng tháng trời bà phải xin hàng xóm quần áo thừa để mặc vì không có tiền may vá.

Người dân sống xung quanh nhiều lần thấy vậy, họ đã khuyên can nhưng ông ta còn chửi bới thách thức cả những ai dám can thiệp vào chuyện gia đình lão.

Chính quyền cũng nhiều lần vào cuộc xử lý hành chính nhưng rồi đâu lại vào đó. Ông ta khóa cửa toàn bộ căn nhà, ngắt hết nguồn điện, chỉ cho mấy mẹ con bà ở căn nhà bếp. Hàng xóm thấy ngang tai trái mắt, sang can thiệp thì ông ta mới mở cửa một căn buồng cho mẹ con bà ở.

Vì mong muốn đón cháu trai về nối dõi tông đường, bố chồng của bà Thoa còn vào hùa với con trai đánh chửi con dâu. Nhưng bà Thoa chấp nhận tất cả…

Bà Thoa một mình nuôi bốn đứa con gái trong đó có cả con riêng của chồng. Khi chúng lớn, bà lần lượt gả chồng cho từng đứa. Nhưng dường như sự âm thầm chịu đựng đó chẳng thể làm lay động lương tri của gã chồng đê tiện kia. Chồng bà vẫn tuyên bố sẽ chẳng để bà sống được yên nếu bà không đi khỏi căn nhà đó.

Bà Thoa chẳng biết làm cách nào để thoát khỏi bi kịch: “Tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài việc nhẫn nhịn, mặc cho ông ta hành hạ thế nào thì hành hạ. Bây giờ, tôi còn biết đi đâu, chỉ mong có một chỗ ở đến cuối đời thôi”.

P.V

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.