Gia đình phố cổ hơn 30 người, 40 năm ăn chung mâm, chung nhà tắm

Đã 40 năm trôi qua, từ khi con trai đầu - anh Nguyễn Viết Thành kết hôn cho tới giờ, gia đình cụ vẫn giữ nếp ăn chung một mâm, nấu cùng một bếp, dùng chung một nhà tắm.
Gia đình phố cổ hơn 30 người, 40 năm ăn chung mâm, chung nhà tắm

Cụ Nguyễn Thị Tề xuất thân là người làng Cót. Năm ấy khi giải phóng Thủ Đô cả gia đình cụ chuyển về Hàng Cân. Cụ Tề cho hay: "Từ gia đình 5 đứa con, nay tôi có cả con dâu, con rể và rất đông các cháu, chắt. Tôi khỏe được thế này là nhờ con cháu biết yêu thương, hiếu thuận với cha mẹ”.

Hiện tại cụ sống cùng với 3 cậu con trai, 3 người con dâu và rất đông các cháu. Người ngoài nhìn vào họ cứ trầm trồ khen ngợi, nhưng với cụ điều đó là bình thường. Cũng bởi, suốt mấy chục năm qua, cụ vẫn gìn giữ, duy trì nếp nhà sao cho mọi người sống hạnh phúc êm ấm.

Gia đình phố cổ hơn 30 người, 40 năm ăn chung mâm, chung nhà tắm ảnh 1

Cụ Tề hạnh phúc bên các con cháu.

Người con trai cả của cụ Tề là ông Nguyễn Viết Thành (1954) trước làm ở Đoàn xe 12 nay đã về hưu. Ông Thành cũng đã ngoài 60 tuổi hiện có 2 người con, con cả là anh Nguyễn Viết Trường Giang, con thứ là chị Nguyễn Viết Thùy Dương. Cô con gái Thùy Dương đã lấy chồng, còn anh Giang cũng đã có 2 cháu nội hiện đang sống cùng với gia đình cụ Tề và vợ chồng ông.

Người con trai thứ của cụ Tề là ông Nguyễn Viết Trì (1955), trước làm bên ngành tàu biển hiện cũng đã nghỉ hưu. Ông Trì cũng có 2 người con và 3 người cháu. Hiện cũng đang sống cùng mái nhà với cụ Tề.

Người con trai thứ 3 của cụ Tề là ông Nguyễn Thanh Phương (1962) cũng có 2 người con, 2 người cháu hiện ông Phương cũng đang sống cùng nhà với mẹ và 2 anh trai của mình.

Đã 40 năm trôi qua, từ khi con trai đầu - anh Nguyễn Viết Thành kết hôn cho tới giờ, gia đình cụ vẫn giữ nếp ăn chung một mâm, nấu cùng một bếp, dùng chung một nhà tắm. Giữa phố cổ nhộn nhịp, gia đình cụ vẫn giữ được nền nếp xưa kia quả là hiếm. Và điều khó nhất chính là giữ được “hòa khí” trong gia đình.

Ngày cụ ông còn sống, mọi chi tiêu trong gia đình do một tay cụ bà quản lí, sắp xếp. Từ khi các con trai lấy vợ, cụ giao cả cho các con. Tiền sinh hoạt chung của gia đình các con để chung trong tủ, mua sắm gì có sổ ghi chép rõ ràng cẩn thận nên không ai phải lăn tăn chuyện tiền nong. Mọi việc trong nhà không phân công mà chủ yếu do tính tự giác của mỗi người.

Cụ Tề chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 người con trai, có 3 nàng dâu. Nghe thế người ta ai cũng thắc mắc tại sao các nàng dâu có thể chung sống mà không có bất hòa. Nhưng với gia đình tôi thì không, chúng nó thương yêu nhau hết mực, viết san sẻ và nhường nhịn nhau. Đó chính là bí quyết để chúng tôi có thể sống cùng nhau suốt mấy chục năm qua".

Nàng dâu của cụ có người bận rộn, người dư giả thời gian vì thế, khi người này đi làm, người kia ở nhà có thể lo chuyện bếp núc, cơm nước hỗ trợ mẹ chồng. Riêng cô con dâu trưởng, Nguyễn Thị Kim Quy (1955) luôn cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của mình.

“Chị em dâu chúng tôi mỗi người một việc, ai cũng bận nên luôn cảm thông cho nhau. Dù sống dưới một mái nhà, đông người chật chội đôi khi cũng có những khó khăn áp lực riêng, nhưng không vì thế mà cãi nhau. Tất cả đều rất hiếu thuận với mẹ chồng. Với chúng tôi, bà là người mẹ chồng hiếm có, tuyệt vời”- cô Quy chia sẻ.

Gia đình phố cổ hơn 30 người, 40 năm ăn chung mâm, chung nhà tắm ảnh 2

Đã 40 năm trôi qua, từ khi con trai đầu - anh Nguyễn Viết Thành kết hôn cho tới giờ, gia đình cụ vẫn giữ nếp ăn chung một mâm, nấu cùng một bếp, dùng chung một nhà tắm. Ảnh: Trí Thức Trẻ

Cũng theo cô Quy, chuyện mẹ chồng nàng dâu, chị dâu em dâu sống không có gì to tát, nếu chúng ta biết dung hòa mối quan hệ. Và cô làm dâu suốt mấy chục năm, cô gần như đã thấu hiểu tính cách của mẹ chồng mình.

“Cụ rất nghiêm khắc với con cháu. Khi con cháu, chắt làm điều sai trái, cụ thẳng thắn chỉ ra lỗi sai mà không giấu giếm. Cụ cũng chẳng bao giờ giận lâu cả, với cụ chỉ cần con cháu nhận ra sai lầm, sửa chữa thì không có gì phải lo lắng cả”- cô Quy chia sẻ.

Nói về những bữa cơm gia đình, cô Quy chia sẻ, mấy năm gần đây vì thời gian của mọi người không đồng nhất, nên hiện tại chỉ có Cụ Tề, vợ chồng cô, vợ chồng con trai cô là anh Giang, chị Diệu Hoa và 2 người cháu ăn cùng nhau. Tuy nhiên, những bữa cơm gia đình vẫn vô cùng đầm ấm và hạnh phúc vào những ngày cuối tuần.

Có thể nói, sự ấm áp, hạnh phúc gia đình của cụ Tề toát ra từ cách nói chuyện từ những điều họ nói về nhau. Cụ Tề không giấu nổi niềm yêu thương tự hào khi nói về những nàng dâu “3 nàng dâu của tôi yêu thương nhau lắm”, “chúng nó rất hiếu lễ với gia đình chồng”,…Còn các nàng dâu thì luôn nể trọng mẹ chồng. Riêng con dâu trưởng với cô cuộc đời làm dâu vô cùng hạnh phúc.

Hỏi về những cái vã trong gia đình, cô Quy lắc đầu “với chúng tôi chưa từng có cãi vã, đó chỉ là những tranh luận, chia sẻ”. Cũng theo cô Quy cô và mẹ chồng vẫn thường xuyên trao đổi câu chuyện cuộc sống, công việc.

Chia sẻ về bí quyết giữ được một gia đình êm ấm, thuận hòa, cụ Tề cho hay “Nói về bí quyết có lẽ nó quá cao xa, nhưng điều cơ bản cốt lõi là tình yêu thương. Không kể con cháu trong nhà mà với anh em, người thân chúng tôi luôn dành những tình cảm trìu mến nhất”.

Đến gia đình cụ Tề, nếu không giới thiếu thì rất khó để biết ngôi thứ của từng người. Cũng bởi, các thành viên trong gia đình bà thân thiện, gần gũi và có quyền bình đẳng ngang nhau. Con dâu cũng như con rể đều nhận được tình yêu thương lớn lao từ cụ.

Các con, các cháu trong gia đình cụ Nguyễn Thị Tề đều thành đạt, giờ cũng đã đến tuổi nghỉ hưu. Ngoài cái tình mà cụ nhắc đến, sự thành công của các thành viên trong gia đình có lẽ là sự gương mẫu của chính cụ. Là tổ phó tổ dân phố tổ 25 Hàng Cân cụ luôn năng nổ, nhiệt tình. Với cụ, tham gia hoạt động của tổ của Phường chính là việc làm ý nghĩa không chỉ khuây khỏa mà còn mang lại niềm vui lớn lao.

Thanh Bình

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.