Học mẹ Nhật cách khen con đúng "chuẩn"

Lời khen sẽ giúp tạo thêm động lực cho trẻ hành động cũng như nuôi dưỡng sự tự tin. Đó là cách rất đáng học hỏi của mẹ Nhật.
Học mẹ Nhật cách khen con đúng "chuẩn"

“Con giỏi quá”, “Con rất cố gắng” có lẽ là những câu cha mẹ thường dùng nhất để khen ngợi con mỗi khi trẻ làm được điều gì. Thế nhưng lời khen cũng như một hạt giống - tùy cách gieo khác nhau mà sẽ nảy mầm hay bị sâu mọt - nên cũng tùy theo từng lứa tuổi, từng cá tính của trẻ, cũng như của chính cha mẹ mà sử dụng.

Với trẻ từ 0 - 3 tuổi

Trẻ từ 0 - 3 tuổi vẫn nằm trong giai đoạn gần với trẻ sơ sinh, khả năng lí giải về ngôn ngữ cũng như tư duy chưa nhiều, nên ngoài các câu khen ngợi thông thường còn rất cần sự biểu cảm phong phú về mặt ngôn ngữ cũng như động tác cơ thể, nét mặt của cha mẹ khi khen ngợi bé.

Cha mẹ hãy tạo ra một bầu không khí ấm áp, vui vẻ khi muốn khen ngợi trẻ hơn là chỉ dùng lời nói để khen. Giọng nói nhẹ nhàng, hoặc không khí vui vẻ lan tỏa từ cha mẹ mỗi khi trẻ làm điều gì tích cực cũng đủ để truyền tải cho trẻ hiểu rằng cha mẹ đã vui vẻ với việc làm của mình. Trẻ sẽ an tâm và tự tin tiến về phía trước.

Ở giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi, trẻ rất thích nghe các tính từ tượng thanh, tượng hình vì vậy, khi trẻ làm động tác nào cha mẹ hãy kết hợp những tính từ và từ láy để diễn tả hành động ấy nhé. Những tính từ miêu tả âm thanh nhiều khi chẳng có nghĩa gì nhưng quan trọng là nó tạo ra không khí vui vẻ, hài hước để cả mẹ và con đều vui vẻ, chỉ cần như thế là đủ.

Ví dụ như, khi trẻ dùng 2 tay cầm vật nào đó gõ vào nhau phát ra tiếng kêu thì hãy kết hợp miêu tả “cộp cộp cộp”, “leng keng leng keng” tùy tình huống âm thanh phát ra. Khi trẻ vỗ hai tay vào nhau có thể kết hợp thêm như “độp độp độp”, “hoan hô hoan hô”. Hoặc khi trẻ ăn dặm ngoài việc khen trẻ là “Con nuốt giỏi quá, há miệng to quá” hãy kết hợp các từ “măm măm” với ngữ điệu vui tươi, giọng nói nhẹ nhàng mỗi khi trẻ há miệng hoặc nhai.

Ngoài ra, luôn ở bên con, mỉm cười với con mỗi khi con hướng về phía cha mẹ cũng là cách khen ngợi tinh tế, biểu cảm và truyền đạt cho trẻ biết rằng mình có quan tâm đến trẻ.

Học mẹ Nhật cách khen con đúng "chuẩn" ảnh 1

Với trẻ từ 3 tuổi trở lên

Trẻ tầm 3 tuổi trở lên, trẻ đã hiểu chuyện, đã nhận biết được cảm xúc của người đối diện, đã hiểu những điều cha mẹ nói rồi thì lời khen lại cần cụ thể hóa. Hãy khen những hành động của trẻ thay vì khen chung chung “con giỏi quá”. Ví dụ khi trẻ vẽ được một bức tranh, xếp được hình ngôi nhà hãy khen việc làm của trẻ như “con vẽ rất đẹp”, hay “ngôi nhà có màu sắc rất đẹp”

Ngoài ra, ở tầm tuổi này trẻ đã có thể biết giúp mẹ làm việc vặt như chạy đi lấy giùm cái rổ, bỏ cái tất bẩn vào túi giặt đồ, gấp quần áo, dọn phòng...thì cũng nên khen ngợi, động viên con.

Tác giả cuốn sách “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập”, Sugarhara, cho biết: Nếu cha mẹ nào lấy việc khen ngợi con làm động lực cơ bản khiến trẻ hành động, sẽ nuôi dưỡng bên trong nguy cơ trẻ chỉ làm việc khi được cha mẹ khen ngợi. Nhưng khi trẻ làm được việc gì, thay vì nói những câu “Con mẹ giỏi quá”, “Con mẹ quả là người lớn”, thì cha mẹ hãy nói những lời cảm ơn với việc con đã làm giúp bằng cảm xúc vui sướng và chân thành với trẻ như “Cảm ơn con”, “Con đã giúp mẹ được rất nhiều việc”, “Mẹ rất vui”, hay là “mama so happy”. Bởi vì khi giúp đỡ cha mẹ, trẻ rất muốn biết cha mẹ cảm nhận gì về hành động ấy. Khi có thể hãy nói cho trẻ biết cảm xúc của mình, và càng truyền tải cụ thể từng việc làm của trẻ đã đem đến cho mình những niềm vui và lợi ích gì càng tốt.

Những lời khen “con mẹ giỏi quá”, “con mẹ quả là người lớn” không hề có ý xấu nhưng nó lại không cho trẻ biết được rằng việc làm của trẻ đã có những lợi ích tích cực như nào đối với cha mẹ, bởi nó không phải là những lời nói diễn tả cha mẹ cảm nhận như nào với việc làm của trẻ.

Lưu ý khi khen con

Học mẹ Nhật cách khen con đúng "chuẩn" ảnh 2

Khen ngợi trẻ là một con dao 2 lưỡi, nếu như người lớn không biết cách sử dụng lời khen cho hợp lý và đúng cách, có thể sẽ khiến trẻ suy nghĩ và hành động theo một hướng tiêu cực hơn:

1. Khẳng định và khen cụ thể

Nghĩa là dùng những từ mô tả cụ thể.

Ví dụ : Bé 5 tuổi học viết chữ B. Thay vì khen "Chữ viết của con đẹp nhất thế giới", bạn hãy nói "Con đã viết phần lưng của chữ B thẳng và đúng kích cỡ"...

2. Lời khen phải thật

Lời khen phải thật. Cách khen thì phải tùy độ tuổi. Bé sơ sinh thì có thể khen bằng cách kêu gù gù, mỉm cười. Bé gái từ 2-4 tuổi thì thích cách khen vồn vã. Con trai có xu hướng thích khen thẳng thắn, không hoa mỹ, nhất là bé trai trên 8 tuổi...

3. Không lạm dụng khen con trước mặt người khác

Nhiều bậc cha mẹ rất tự hào về con nên hay khoe con trước mặt người khác khi trẻ đang có mặt ở đó. Khi cha mẹ khen con nhất định sẽ nhận được những lời tán đồng từ khách vì họ không nỡ làm mất đi niềm tự hào của cha mẹ. Thế nhưng những lời khen của cha mẹ cùng với những lời khen từ khách sẽ khiến trẻ “bội thực”.

Lời khen vượt quá năng lực sẽ khiến trẻ phải gồng mình lên quá sức.

4. Khen sao để luôn để lại cảm xúc tích cực trong lòng trẻ

Phải đảm bảo lời khen, sự khẳng định, sự khích lệ của bạn phải đạt được mục đích này, nghĩa là không kết thúc lời khen bằng "sự phá hỏng"

Ví dụ: "Hôm nay con làm bài giỏi lắm, phải chi ngày nào con cũng được như vậy thì đỡ biết mấy! Ngày nào con cũng lười biếng!"

Lời khen bắt đầu rất hay, nhưng lại thêm những lời phê bình, đã biến lời khen thành tiêu cực và những cảm xúc tích cực bị phá hỏng.

Cha mẹ nên nhớ là không được “quay lưng” khi khen con. Cần nhìn vào mắt con, mỉm cười và khen ngợi. Ngôn ngữ và cử chỉ vui vẻ của mẹ có thể “lây” sang trẻ. Khi ấy, lời khen sẽ phát huy hết tác dụng của nó.

Nha Trang

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.