Những lát cắt về nạn bạo hành phụ nữ

(Ngày Nay) - Một nửa số phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực chưa từng nói với bất cứ ai về vấn đề mà mình phải hứng chịu cho tới khi được phỏng vấn. Nếu họ đã từng nói điều này với ai đó thì thường là thành viên trong gia đình. Nhiều phụ nữ nghĩ bạo lực trong quan hệ vợ chồng là chuyện "bình thường" và rằng phụ nữ phải làm quen và chịu đựng những gì đang diễn ra vì hạnh phúc gia đình...
54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời...
54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời...

Hầu hết phụ nữ bị bạo lực (87%) chưa bao giờ tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ chính thống hoặc từ những người có thẩm quyền. Nếu họ có tìm kiếm sự hỗ trợ thì cũng là khi bạo lực đã nghiêm trọng và người họ thường tìm đến là lãnh đạo địa phương. Khoảng 1/5 số phụ nữ bị bạo lực đã từng rời khỏi nhà ít nhất là một đêm. Thực tế gần như không có một lựa chọn nào cho phụ nữ đi đâu và người phụ nữ thường quay về nhà vì gia đình. Trong khảo sát khoảng 60% phụ nữ từng bị bạo lực thể xác và tình dục do chồng gây ra nói rằng họ có nghe về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, phỏng vấn định tính cho thấy phụ nữ không nắm được chi tiết luật và ngay cả các cấp chính quyền địa phương cũng không nắm được Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.Nguồn: Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam 2010

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Vân Anh; Phạm Lê Tuấn; Đoàn Huy Hậu có 1.885 nạn nhân tiếp cận đã được sàng lọc, phát hiện, điều trị và tư vấn, trong đó có 92,0% nạn nhân có gia đình ở độ tuổi từ 20-49, tuổi bạo lực gia đình chiếm 89,2%. Phụ nữ ở nông thôn bị bạo lực cao hơn thành thị (45,5% so với 38,4%). 

Nạn nhân có trình độ phổ thông cơ sở, phổ thông trung học bị bạo lực với tỷ lệ cao nhất 78,0%, nhóm này tỷ lệ cả bốn hình thái bạo lực cũng cao nhất; sau đó là cao đẳng, trung cấp, đại học, trên đại học 16,3%; không biết chữ, tiểu học 5,7%.

Bạo lực thể chất (thể xác)

Trong nghiên cứu nạn nhân bạo hành giới tại Bệnh viện Đức Giang, Đông Anh (Hà Nội), các tác giả cho biết, khi được hỏi về các hình thức bạo lực, số người là nạn nhân bị bạo lực thể chất là 1.284 người, chiếm 66,2% trong mẫu điều tra. Dựa trên sự phân tích các đặc trưng nhân khẩu xã hội của khách thể nghiên cứu, kết quả cho thấy, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ bị bạo lực thể xác ở nông thôn và thành thị tương đương là 77,9% và 56,2%.

Kết quả trên phù hợp với công bố của cuộc Điều tra quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ Việt Nam năm 2010. Nghiên cứu cho thấy có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng phải chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây. Tỷ lệ bị bạo lực thể xác do chồng gây ra đối với phụ nữ sống ở nông thôn là 32,6% và ở thành thị là 28,7%.

Bạo lực tình dục

Khi được hỏi về bạo lực tình dục, phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác. Nghiên cứu quốc gia cho thấy thường thì phụ nữ trả lời là “không” đối với những câu hỏi như “chồng chị có bao giờ sử dụng bạo lực để ép chị quan hệ tình dục” hoặc “chị đã bao giờ phải quan hệ tình dục vì sợ rằng có điều xấu xảy ra nếu không làm theo” thì điều đó không có nghĩa là họ chưa từng bao giờ phải quan hệ tình dục ngoài ý muốn.
Kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Đức Giang, Đông Anh (Hà Nội) cho biết có 251 người (chiếm 9,2%) bị bạo lực tình dục. Trong số nạn nhân bị bạo lực tình dục, 69,3% bị chồng bạo lực, bị hiếp dâm bởi bạn tình hoặc người khác (19,1%), bị lạm dụng tình dục bởi bạn tình hoặc người khác (11,6%).
Khu vực cư trú ảnh hưởng đến tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực tình dục, mặc dù tỷ lệ chênh lêch không đáng kể giữa thành thị (13,1%) và nông thôn (10,6). Số liệu khảo sát của Điều tra quốc gia về bạo lực gia đình cho thấy khoảng 1/10 (9,9%) phụ nữ từng kết hôn tại Việt Nam từng bị bạo lực tình dục do chồng gây ra.

Bạo lực tinh thần và kinh tế

Bạo lực tinh thần và kinh tế là hình thức bạo lực gia đình không những là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, đời sống của người phụ nữ, mà còn ảnh hưởng nặng nề hơn so với bạo lực tình dục hay thể xác. Số liệu khảo sát tại Bệnh viện Đức Giang, Đông Anh (Hà Nội) cho biết, số nạn nhân bị bạo lực tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất (1.513 người = 80,3%) và thấp nhất là bạo lực kinh tế (57 người = 3,0%).

Liên quan giữa bạo lực và khu vực nơi nạn nhân sinh sống cho thấy: phụ nữ nông thôn bị bạo lực tinh thần cao hơn so với phụ nữ thành thị (83,0% và 78,9%).
Kết quả cuộc Điều tra quốc gia cũng chỉ ra rằng tỷ lệ bị bạo lực tinh thần rất cao: 54% phụ nữ cho biết đã phải chịu bạo lực tinh thần trong đời và 25% cho biết đã bị bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Tỷ lệ bị bạo lực về kinh tế trong đời là 9%. Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn bị bạo lực kinh tế cao hơn so với thành thị (9,6% và 7,4%).

“Thế là cứ năm mười ngày anh lại đuổi, mẹ con em lại cứ ra cầu em ở, ở năm bữa nửa tháng thì em lại về. Lần này đuổi em thì ba mẹ con em vẫn nằm ở ngoài hiên ấy, hai mươi ngày trời, cơm thì chẳng có ăn, thóc gạo thì anh ấy khóa hết, em đi làm (đồng) thu hoạch thóc gạo về nhà thì anh ấy khóa hết, tay anh ấy lại cầm chìa khóa”. (Nguồn: Kết quả điều tra Bạo lực gia đình quốc gia, Tổng cục Thống kê)

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
Hơn 13.000 trẻ em Gaza thiệt mạng do chiến tranh
(Ngày Nay) - Tổ chức UNICEF cho biết hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng sau khi xung đột nổ ra tại Dải Gaza và cảnh báo vấn nạn suy dinh dưỡng khiến những trẻ còn sống "thậm chí không còn sức để khóc”.