Nỗi lòng con gái lấy chồng xa muốn về nhà đẻ ăn Tết

Lấy chồng xa quê, xa mẹ, ngày thường buồn một thì ngày Tết buồn mười.
Nỗi lòng con gái lấy chồng xa muốn về nhà đẻ ăn Tết

Bố mẹ ly dị từ lúc mới 3 tháng tuổi nên từ nhỏ cho đến khi xuất giá theo chồng, chị Lan (25 tuổi, Phú Thọ) chưa từng một lần được gọi bố. Nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, biết mình không thể thiếu mẹ và ngược lại nên cô luôn tâm niệm phải lấy chồng gần nhà, sau này dễ bề chăm sóc mẹ lúc tuổi già sức yếu.

Nhưng cho đến khi học năm thứ 4 đại học, chị Lan gặp gỡ một chàng bộ đội 28 tuổi quê Ba Vì (Hà Nội) rồ quyết định lấy anh.

Nhà chồng cách nhà chị gần trăm cây số, nhưng mẹ chị sợ nếu không lấy đám này thì biết đâu mai sau con gái còn lấy chồng xa hơn nên nhắm mắt gật đầu. Ngày cưới, hai mẹ con ôm nhau khóc nức nở mặc cho mọi người hết lời an ủi: “Thời buổi này phương tiện hiện đại, muốn về với mẹ lúc nào mà chả được”.

Chồng Lan là con trai một, lại là bộ đội đóng quân xa nên mọi việc nhà đều do một tay cô lo liệu. Thuở mới về nhà chồng, cứ hai tháng cô lại được “khăn gói” về quê thăm mẹ một lần, mỗi lần 2, 3 ngày. Thế nhưng, từ khi có con, thời gian đó được tính bằng 6 tháng, một năm.

Lấy chồng xa quê, xa mẹ, ngày thường buồn một thì ngày Tết buồn mười. Kể từ khi lấy chồng đến nay đã được 3 cái Tết nhưng chưa cái Tết nào Lan được về đón giao thừa với mẹ. Cũng chỉ bởi quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng” mà người đời và cả bản thân cô đặt ra cho mình.

Nỗi lòng con gái lấy chồng xa muốn về nhà đẻ ăn Tết ảnh 1

Lấy chồng xa quê, xa mẹ, ngày thường buồn một thì ngày Tết buồn mười. (Ảnh minh họa).

Nhà chồng không khó tính, nhưng chồng chị năm nào cũng trực Tết, bố mẹ chồng thì già yếu, phận làm dâu làm sao mà chị bỏ về quê ăn Tết cho được. Thế nên năm nào cũng vậy, cứ 29 Tết, chị hoặc chồng về nhà mẹ gửi lễ rồi lại ngược về nhà nội đón Tết. Đến mùng 3 hoặc mùng 4, gần như hết Tết rồi mới được thảnh thơi về ngoại chơi đôi ngày.

Lan luôn nghĩ, cô đã tròn bổn phận làm dâu nhưng chưa bao giờ tròn bổn phận làm con. Lúc sum vầy bên gia đình chồng, nghĩ về người mẹ đang lủi thủi ăn Tết một mình, chị đau thắt lòng. Ăn Tết xa quê, chị chỉ có thể hỏi thăm mẹ bằng vài cuộc điện thoại ngắn, phần vì bận rộn, phần vì sợ nghe mẹ nói thêm 2, 3 câu nữa chắc sẽ òa lên khóc.

Một mình nuôi con lớn mong có chỗ nương nhờ, giờ con lấy chồng xa vẫn lại chỉ có một mình đón Tết, cứ nghĩ đến đó là Lan không thể kìm lòng. 3 năm làm dâu là 3 cái Tết xa nhà, xa mẹ, Lan chưa từng hối hận khi năm xưa đã lấy chàng bộ đội quê Ba Vì nhưng nếu được chọn lại, cô quyết không lấy chồng xa để giờ phải kìm nén cảm xúc vừa hương vừa thèm miếng bánh chưng quê mẹ.

Chị Định (sinh năm 1990, Vĩnh Phúc) suốt 5 năm nay, kể từ khi lên xe hoa về nhà chồng, năm nào muốn về nhà mẹ ăn tết thì cũng phải mùng 2 mới được về. Nhà chồng cách nhà mẹ hàng trăm cây số nên chưa năm nào cô được về quê đón một cái Tết trọn vẹn với gia đình.

Cô lấy chồng tận Hải Dương. Được nghe bà, mẹ, cô, dì nói nhiều về nỗi khổ lấy chồng xa, đặc biệt là lúc sinh nở và thời điểm năm hết Tết đến nên cô giao hẹn trước với chồng, cách một năm phải về nhà mẹ vợ ăn Tết một lần. Được chồng gật đầu, cô vui vẻ mặc áo cưới, xách vali đi... làm dâu.

Cái Tết đầu tiên làm dâu, phải ở lại ăn Tết nhà chồng là hợp lý nhưng sang đến cái Tết thứ 2, cô vẫn không được bố mẹ chồng gật đầu cho về nhà bố mẹ đẻ chỉ vì bầu bí. Dẫu biết lý do nhà chồng đưa ra là hợp lý nhưng cô vẫn không khỏi buồn vì đã hai năm liền không được hưởng không khí Tết quen thuộc bên gia đình nhà đẻ.

Rồi đến cái Tết thứ 3, thứ 4, mỗi lần cô nhắc đến việc về ngoại ăn Tết đều bị chồng gạt đi. Chị ấm ức lắm nhưng đành phải chịu.

Suốt 5 năm nay, cứ mùng 3, mùng 4 Tết, chị Định và chồng con mới cùng nhau “khăn gói” về ngoại, ở được 2, 3 ngày lại phải đi. Vì đôi chút ấm ức với nhà chồng trong chuyện Tết nội, Tết ngoại nên hầu như, cứ đến khi đặt chân đến nhà mẹ đẻ, cô mới cảm nhận được không khí đầu xuân, năm mới.

Định chia sẻ: “Mọi năm, ở nhà mình thường cùng mẹ đi sắm Tết, gói bánh chưng, chuẩn bị mọi thứ cho gia đình, vui lắm. Về nhà chồng, mình rất nhớ cái cảm giác vui vẻ, đầm ấm đó.

Chẳng phải mình cố tình coi nhà chồng như người ngoài mà vì họ không thấu hiểu được nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa quê, cứ một mực cho rằng, nhà chồng là trên hết nên mình không sao cảm thấy vui vầy và hòa hợp được. Ở lại nhà nội ăn Tết chủ yếu chỉ vì trách nhiệm".

P.V

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.