Rơi nước mắt con đưa bố bị lở loét vào bệnh viện chỉ có 94 nghìn đồng

Đau đớn khi cha bị bỏng nước sôi, cô con gái bế thân thể lở loét đầy kiến, ruồi nhặng đến bệnh viện khi trong túi chỉ còn vỏn vẹn 94 nghìn đồng.
Rơi nước mắt con đưa bố bị lở loét vào bệnh viện chỉ có 94 nghìn đồng

Cả nhà tứ tán lang thang

Đón chúng tôi ngay cổng bệnh viện là một cô gái với ánh mắt buồn rười rượi. Cô là Dương Thị Quỳnh Anh (SN 1994), cất giọng buồn: “Bác sĩ nói chỉ cần chậm chút nữa là ba em chết rồi. Bây giờ ông đang phải nằm cách ly tại phòng điều trị đặc biệt”.

Cô con gái chỉ mới hơn 20 tuổi, nhưng đã hai lần phải chăm sóc ba mẹ khi cận kề cái chết. Ôm đứa em gái 11 tuổi vào lòng, Quỳnh Anh nghẹn ngào kể về cuộc sống truân chuyên của gia đình mình.

Thời thanh niên trai tráng, bố cô là một tài xế xe khách. Trong một chuyến xe duyên phận, ông đã gặp mẹ cô, một người con gái xinh hiền rồi đem lòng thương yêu.

Bất chấp người phụ nữ này đã li dị chồng và có một đứa con trai, bỏ ngoài tai tất cả những lời can ngăn của bố mẹ, ông Hon vẫn quyết lấy cho kỳ được người phụ nữ đó.

Không cưới hỏi, hai người dắt nhau lên Vũng Tàu thuê nhà ở chung. Hai đứa con lần lượt ra đời. Vợ chồng rau cháo nuôi con, chồng chạy xe, vợ buôn bán. Cuộc sống gia đình họ cứ thế bình lặng trôi qua.

Rơi nước mắt con đưa bố bị lở loét vào bệnh viện chỉ có 94 nghìn đồng - anh 1

Cô gái vào bệnh viện chăm sóc người cha bị bỏng mà trong người chỉ có 94 nghìn đồng (Ảnh minh họa)

Rồi bất hòa. Năm 2006, người vợ dắt 3 đứa con dứt áo ra đi không lời từ biệt. Từ ngày vợ con bỏ đi, ông Hon luôn đắm chìm trong những cơn say để quên đi sự đời.

Sống buồn tủi cô đơn, lại không nhà, ông gõ cửa từng nhà người quen xin được tá túc. Chẳng có ai nuôi một người ăn nhờ ở đậu suốt thời gian dài, mỗi nhà ông Hon chỉ ở dăm bửa nửa tháng rồi lại gói gém ra đi.

Sau những cơn say, ông lặn lội đến từng nhà người thân hỏi thăm tung tích vợ con. Biệt vô âm tín suốt mấy năm ròng. “Mỗi lần về ngoại chơi, em lại nghe ngoại nói ba mới tới tìm mẹ và bọn em. Mẹ cấm không được cho ba biết nơi ở, nên em cũng không dám đến tìm ba”, Quỳnh Anh nhớ lại.

16 tuổi, cô bé Quỳnh Anh ngày đó đã theo mẹ mưu sinh khắp nẻo đường Sài Gòn. Bốn mẹ con bươn chải đủ nghề để kiếm từng miếng ăn. Ước mong về một gia đình đầm ấm có đầy đủ ba mẹ là ước muốn xa xỉ của những đứa trẻ.

Năm 2013, tai ương bắt đầu giáng xuống gia đình khi người mẹ phát hiện mình mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Bao nhiêu tiền gom góp đều “đội nón ra đi”, bệnh tình vẫn không hề thuyên giảm. Cuộc sống rơi vào túng quẫn, Quỳnh Anh phải chạy vạy khắp nơi cầu cứu sự giúp đỡ. Cô em út mới học ngang lớp 4 cũng phải bỏ học giữa chừng, lao vào kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ.

Nằm bệnh viện chưa được bao lâu, người mẹ Quỳnh Anh qua đời trong đau đớn. Không một xu dính túi, chiếc quan tài cũng phải nhờ làng xóm xung quanh góp tiền mua cho.

Ngày đưa tang mẹ xong, ba chị em cô rơi vào bước đường cùng. Người chị phải đưa đứa em gái 11 tuổi về nhà chồng xin tá túc. Bốn tháng sau ngày mẹ mất, cô con gái mới tìm đến người cha báo tin dữ. Biết tin, ông Hon đau đớn, những giọt nước mắt ân hận, nuối tiếc cứ mãi lăn dài trên gò má gầy gò.

Người làm công gặp nạn mà ông chủ thờ ơ bỏ mặc

Sau bao nhiêu năm lê dép đi ở nhờ từ nhà bà con này sang bà con nọ, đầu năm 2013, ông Hon xin về nương nhờ ở nhà người bạn thân từ tấm bé tên Vũ (ở đường Ngô Đức Kế).

Mở điện thoại nhìn tấm ảnh bố gầy gò nhưng cười hạnh phúc bên hai chị em, Quỳnh Anh nước mắt trào ra: “Lần đầu tiên em tìm gặp bố, thấy bố sống vui vẻ với người bạn thân em mừng lắm. Nhưng ai ngờ, lần gặp đầu tiên đó chỉ là “màn kịch gượng cười” cho bọn em yên lòng.

Nhiều lần sau đó em phát hiện cuộc sống của ba khó khăn hơn nhiều. Hàng ngày, bố làm phụ bàn, rửa chén đĩa, lau dọn... cho quán lẩu bò của ông Vũ không lương. Tối đến, ba không được vào nhà ngủ mà lạnh lẽo dưới đất ngoài hiên cửa quán. Nhìn cảnh bố như vậy là lòng em như xát muối. Muốn đưa ba về sống chung nhưng không thể vì em còn có nhà chồng”.

Đến bây giờ Quỳnh Anh vẫn nhớ như in cái cảm giác nghẹn thắt ở lồng ngực khi được ông Vũ báo tin: “Bố mày bị ốm rất nặng, lên mà đưa bố mày về gấp”. Cô chạy tức tốc đến, chết lặng khi thấy bố nằm dài bất tỉnh dưới nền đất. Cơ thể được đắp hờ bằng chiếc chăn đã cũ kĩ, bẩn thỉu. Mặt này ông Hon lở loét, mắt không nhắm lại được, da căng bọng nước đến nỗi kiến, ruồi nhặng bu đầy.

“Đau đớn quá! Sao ông Vũ lại vô tâm như vậy. Thấy ba em bị bỏng nặng mà không đưa ông đi bệnh viện mà để ba nằm đau đớn nơi góc phòng, không đoái hoài gì hết.

Chỉ khi thấy ba em mê man bất tỉnh thì ổng mới gọi điện báo cho em. Tức tối quá em hỏi: “Vì sao bố cháu bị vậy mà bác không đưa bố cháu vào bệnh viện?”. Ổng trả lời một cách hờ hững: “Tôi không nhìn thấy đường (vì ông Vũ bị hỏng mất một mắt) nên không thể đưa đi được”.

Nghe xong mà em uất quá. Trong nhà ông còn có 3 người con trai sống cùng và có mấy người cũng đang làm thuê. Nếu ông không thấy đường thì ông có thể nói người khác đưa đi được, hoặc tệ nhất cũng phải gọi cho em liền chứ không để sau hai ngày khi bố em nặng hơn mới gọi”, Quỳnh Anh chia sẻ.

Chủ quán cho rằng ông Hon bị bỏng nặng khi bưng nồi nước sôi trong tình trạng nhậu xỉn, đi loạng choạng, cắm đầu vào nồi nước sôi. Từ ngày ông Hon đi bệnh viện, ông chủ quán lẩu dê cũng không một lời hỏi thăm. Gửi con cho một người bế hộ, Quỳnh Anh vội vàng kêu taxi đưa bố vào bệnh viện Lê Lợi (TP.Vũng Tàu). Sau khi sơ cứu xong, ông được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).

Trước khi đi, cô vét sạch tiền trong nhà nhưng chỉ có 94 nghìn đồng mang theo làm lộ phí. “Các bác sĩ yêu cầu em thanh toán tiền viện phí, nhưng không có tiền nên em “mặt dày” xin khất. May sao họ thương tình, lo cho tính mạng của ba em nên nhanh chóng cho chuyển đi”, cô nhớ lại. Cầm một xấp hóa đơn tiền viện phí, hai chị em Quỳnh Anh lo lắng không biết xoay xở ra sao.

Từ ngày đưa bố vào bệnh viện, em gọi điện khắp nơi cầu cứu. Những bữa ăn túc trực trên bệnh viện, chị em cô chỉ biết mong chờ những hộp cơm từ thiện. Quỳnh Anh ngẹn ngào: “Bác sĩ bảo bố em bị bỏng độ 2 nhưng gan yếu nên càng khó phục hồi hơn so với người bình thường. Không có tiền, bệnh viện không thể cho ba em thuốc tốt hơn được. Mẹ đã bỏ chúng em mà đi, cầu mong ông trời đừng cướp mất người ba đáng thương của em nữa”.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.