Sợ hãi tìm chỗ trốn mỗi khi nghe tiếng chồng về

Sau khi đã dạy vợ đến nơi đến chốn, chồng tôi đi xuống dưới nhà nhưng chốt cửa bên ngoài lại. Tôi sợ đến mức cứ ngồi im không biết làm gì cả.
Sợ hãi tìm chỗ trốn mỗi khi nghe tiếng chồng về

Tôi và chồng kết hôn được gần 1 năm. Chúng tôi vốn là bạn từ hồi nhỏ, yêu nhau khi hai đứa học năm cuối phổ thông trung học. Anh là chàng trai hiền lành, ít nói nhưng lại sống tình cảm và luôn quan tâm tới người khác. Vào đại học, tôi và anh phải tạm xa nhau khi tôi học ngoài Bắc, anh học trong Nam. Thế nhưng tình cảm tôi và anh dành cho nhau không hề thay đổi.

Năm cuối đại học gia đình anh có chuyện. Bố anh vì làm ăn thất bại nên thường xuyên rượu chè về nhà sinh chuyện đánh vợ con. Suốt mùa hè năm ấy anh ở nhà không rời mẹ và em gái nửa bước vì sợ bố có hành động dại dột. Nhiều hôm bố uống say đuổi 3 mẹ con anh ra khỏi nhà, phải sang nhà ông bà nội ngủ nhờ.

Vì bố anh không dám sang nhà ông bà nội quấy phá nên ông bà bảo mẹ và em anh ở lại đó luôn, rồi động viên anh vào học nốt năm cuối. Lúc đầu anh do dự không muốn đi, nhưng sau vì mẹ anh khóc lóc ghê quá nên anh mới miễn cưỡng đi vào học nốt. Có lẽ những lần nhìn thấy bố đánh mẹ đã ảnh hưởng trầm trọng tới con người anh mà sau này tôi mới nhận ra.

Khi anh học xong, chính tôi đã nói với bố mẹ xin việc cho anh. Biết chúng tôi yêu nhau, lại thương cho hoàn cảnh của anh bố mẹ tôi đã đồng ý. Sau khi hai đứa có công việc ổn định, bố mẹ tôi lại đứng ra tổ chức lễ cưới cho bọn tôi vì khi đó gia đình anh gần như không còn tài sản gì đáng giá bởi đã phải bán hết để trả nợ cho lần làm ăn thất bại của bố anh.

Cũng may là từ khi anh trở ra Bắc làm việc, bố anh đã bớt rượu chè hơn, mẹ và em gái đã có thể trở về nhà sống như trước đây. Tuy nhiên, có lẽ vì thời gian dài ông chìm trong men rượu nên thần kinh đã bị ảnh hưởng, thỉnh thoảng ông lại đuổi vợ con đi.

Sợ hãi tìm chỗ trốn mỗi khi nghe tiếng chồng về ảnh 1

Có lẽ những lần nhìn thấy bố đánh mẹ đã ảnh hưởng trầm trọng tới con người anh mà sau này tôi mới nhận ra. (Ảnh minh họa)

Sau khi cưới được nửa năm, chúng tôi thuê nhà ra ở riêng vì anh nói rằng không muốn sống chung cùng bố. Tôi nghĩ chồng có lý do của riêng mình nên cũng không hỏi han gì thêm. Lúc ấy bố mẹ tôi cũng ngỏ ý cho vay tiền để mua nhà nhưng hình như chồng tôi ngại vì đã nhờ vả nhà ngoại quá nhiều.

Cứ nghĩ ra ngoài vợ chồng sẽ được sống tự do thoải mái hơn. Ai ngờ thời gian ấy, tôi lại phải chứng kiến sự thay tính đổi nết của chồng. Một lần đi làm về, khi tôi đang đứng nói chuyện cười đùa với con nhỏ nhà anh hàng xóm đâu ngõ thì chồng cũng về tới. Chồng quát và bắt tôi về nhà ngay lập tức. Vừa bước vào nhà, anh đã hùng hùng hổ hổ:

- Từ giờ anh cấm em đứng đó nói chuyện kiểu đó với lão Hùng.

- Ơ, anh làm sao thế. Em chơi với cái Bông chứ có làm gì đâu mà anh nổi xung lên?

- Chơi với con hay lợi dụng tình tứ với bố? Không nói nhiều, anh bảo không được là không được.

Từ hôm ấy tôi thấy chồng thay đổi hẳn, không còn là người đàn ông hiền lành bao nhiêu năm qua mà tôi biết nữa. Anh đột nhiên dữ tợn và kiểm soát vợ chặt chẽ hơn, và đặt biệt rất dễ nổi cơn ghen.

Tuần trước, một buổi sáng tôi dắt xe ra cổng đi làm. Vô tình lại gặp anh Hùng, chúng tôi gật đầu chào nhau một cái xã giao, tôi còn chẳng dám ngước mặt lên xem anh ấy nhìn mình thế nào nhưng ngay lập tức bị chồng kéo xe lôi thẳng về nhà:

- Anh làm gì vậy, để em đi làm.

- Không làm gì cả, ở nhà ngay. Cô đi làm mà vừa ra tới ngõ đã đưa mắt tình tứ với giai thế kia thì đến công ty chắc là cũng chỉ làm cái việc đó thôi.

- Anh… anh ăn nói cho tử tế. Tôi thật không ngờ.

Tôi vừa rơm rớm nước mắt vừa định dắt xe đi làm không ngờ chồng đã nhanh tay khóa xe lại và cầm chìa khóa. Anh lôi tôi vào nhà, chúng tôi giằng co một hồi, tôi định chạy ra ngoài thì chồng lại chặn được. Lần này anh khóa luôn cửa và kéo tôi lên tầng 2 của ngôi nhà trọ.

- Này thì cãi lại này, không nghe thì ông cho 1 trận phải nghe thì thôi. Khôn hồn thì phải nghe lời, không từ mai ông cho ở nhà luôn, không làm gì hết.

Chồng vừa nói vừa đánh tôi tới tấp. Tôi có la hét giãy giụa cũng chẳng ai biết. Mãi sau tôi phải xuống nước van xin anh mới chịu tha. Tôi choáng váng hoàn toàn, không biết tại sao chồng tôi lại thay đổi đến như vậy.

Sau khi đã dạy vợ đến nơi đến chốn, chồng tôi đi xuống dưới nhà nhưng chốt cửa bên ngoài lại. Tôi sợ đến mức cứ ngồi im không biết làm gì cả. Từ đó đến chiều, thỉnh thoảng anh lại lên xem tôi thế nào, lúc mang cho tôi chai nước, lúc mang cho tôi cái bánh mì. Anh không đánh tôi lần nào nữa nhưng cứ nghe tiếng chân chồng bước lên cầu thang là tôi sợ hãi tìm chỗ trốn.

Tối hôm ấy anh lại biến thành con người khác hẳn. Anh xin lỗi rồi lau rửa vết thương cho tôi. Anh cầu xin tôi đừng nói với bố mẹ tôi về chuyện này, anh hứa sẽ không bao giờ đánh đập tôi nữa.

Từ đó đến nay đã 5 hôm, những vết bầm do anh gây ra vẫn chưa mờ hết. Tôi vẫn xin nghỉ ở nhà và giấu chuyện bố mẹ. Nhưng tôi luôn sống trong lo sợ không biết chồng có còn như vậy nữa không. Tôi sợ anh mắc bệnh nên mới hành xử như vậy chứ bình thường anh rất yêu tôi. Tôi có nên đưa chồng đi khám hay là chuyển về nhà bố mẹ đẻ sống để tránh trường hợp xấu nhất? Mọi người cho tôi lời khuyên với.

BTV

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.