108 TPCN chữa bệnh (kỳ 3): Rượu nếp chống đau bụng kinh ở phụ nữ

Ở bài này lương y Nguyễn Huy sẽ hưỡng dẫn bạn đọc cách chữa bệnh từ những chế phẩm từ gạo như rượu nếp, cháo trai, cháo giò heo…
108 TPCN chữa bệnh (kỳ 3): Rượu nếp chống đau bụng kinh ở phụ nữ

9. TPCN rượu nếp (*) chống đau bụng kinh ở phụ nữ:

Rượu nếp ngon vừa chín tới, nếp thường nếp cẩm đều được

108 TPCN chữa bệnh (kỳ 3): Rượu nếp chống đau bụng kinh ở phụ nữ - anh 1

Rượu nếp chống đau bụng kinh

· Liều TPCN: Mỗi ngày 1-5 thìa canh (loại thìa ăn phở) uống 1 lần vào lúc sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ. Người không uống được thì dùng ít.

· Công dụng: Thông mạch, lợi huyết, ích tiêu hóa, tuyên phê bổ phổi, ấm lưng, gối chân tay, kích tim mạch và tuần hoàn não, hưng phấn tinh thần, giúp ăn ngon, ngủ yên. Điều kinh, đỡ đau bụng kinh với phụ nữ. Ở một số trường hợp nam nữ thêm hứng khởi tình dục.

· Phối hợp: Có thể phụ thêm một trong các TPCN như sữa, siro mơ, siro dâu, nước ép sinh tố trái cây. Hoặc nước sắc các vị thuốc đông y như kỷ tử, đỗ trọng, ty tử, nhục thung dung, dâm dương hoắc (Để bổ thận, mạnh gân xương, mạnh tinh dục, trũ thấp). Hay nước sắc ngải cứu, ích mẫu, hồng hoa, hương phụ (để điều kinh, chống đau bụng, đau lưng khi thấy tháng ở phụ nữ).

· Liệu trình: Không dùng các vị thuốc phối hợp 10 – 15 ngày. Nếu dùng thêm các vị thuốc bắc 5-7 ngày.

· Chú ý: Người nhịp tim nhanh, rối loạn thần kinh tim, tim có nhịp ngoại, ta6mthu, hẹp hở van tim, viêm loét dạ dày, viên phế quản – phổi cấp thì tránh dùng. Người huyết áp cao, viêm da cơ địa, viêm gan A, B, C…Viêm bàng quang – niệu cũng không nên dùng. Trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai sơ kỳ thì dùng ít. Có thể thay rượu nếp bằng rượu vang hoặc các loại sâm banh.

10. TPCN rượu gạo (rượu trắng cất từ gạo) giúp ăn ngon, ngủ yên:

Rượu ngon, đã khử aldehit, lành mạnh không pha tạp, độ cồn 30-40%.

108 TPCN chữa bệnh (kỳ 3): Rượu nếp chống đau bụng kinh ở phụ nữ - anh 2

Rượu gạo giúp ăn ngon ngủ yên

· Liều TPCN: 1 thìa canh đến 1 chén nhỏ (20-30ml) uống 1 lần lúc trước khi đi ngủ (Uống khai vị cũng được nưng ít có tác dụng về TPCN). Người không biết uống rượu thì có thể pha loãng bớt hoặc pha thêm mật ong hoặc sữa tươi).

· Công dụng: Hoạt huyết, thông huyết, khử ứ, mạnh lương gối gân xương, trừ thấp, chống tê đau. Ấm can tỳ thận, ấm tứ chi, giúp ăn ngon, ngủ yên, kích thích tim mạch, đỡ đau vai và cổ gáy, tránh được chứng bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ, thư dãn cơ bắp và tinh thần ở người lớn tuổi (Gọi là “mát xa” nội thân thể). Làm tăng dịch vị, dịch ruột, giúp quá trình lên men thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa được tốt hơn…

· Phối hợp: Có thể pha thêm ít sữa, ít mật ong hoặc thay thế bằng rượu nếp, rượu nếp cẩm, rượu vang các loại (Tăng liều lượng gấp 3 lần).

· Liệu trình: 10-15 ngày.

· Chú ý: Người cao huyết áp, bệnh tim mạch, tim dập nhanh, đang viêm gan A,BC, đang có ổ viêm ở dạ dày – tá tràng, viêm bàng quang – viêm niệu đạo, viêm da cơ địa, chảy máu cam, hen xuyễn, trĩ nội,ngoại, đang bệnh gout... Trẻ em dưới 15 tuổi và phụ nữ có thai không nên dùng.

11. TPCN cháo móng giò heo chống loãng xương:

Gạo nếp (hoặc nếp + tẻ) + móng giò heo + gia vị vừa đủ nấu nhừ (như kinh nghiệm dân gian)

108 TPCN chữa bệnh (kỳ 3): Rượu nếp chống đau bụng kinh ở phụ nữ - anh 3

Cháo giò heo chống loãng xương

· Liều TPCN: Ăn thay cơm, ngày một đến hai bữa.

· Công dụng: Lợi sữa bà đẻ. Người già, người trẻ ăn nhiều trơn lông đỏ da, thêm tân dịch, lợi phế, vinh can, bổ thận, sinh tinh, tăng tiết âm dịch, khỏi hư lao, khỏe gân xương, chống loãng xương, khô khớp, nhuận táo.

· Phối hợp: Có thể dùng kèm các TPCN khác như hành ta, hành tây hoặc các vị thuốc như đương quy, kỷ tử, đông trùng, hạ thảo…

· Liệu trình 5 - 10 ngày.

· Chú ý: Những người “trệ tỳ” (hay đầy bụng, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém) thì không nên tiêu dùng. Trẻ em dưới 15 dùng ít.

12. TPCN cháo trai chống đổ mồ hôi ở bàn tay, bàn chân:

Gạo nếp + tẻ (hoặc tấm) + trai + gia vị vừa đủ. Nấu thành cháo (như kinh nghiệm dân gian).

108 TPCN chữa bệnh (kỳ 3): Rượu nếp chống đau bụng kinh ở phụ nữ - anh 4

Cháo trai chống dổ mồ hôi trộm

· Liều TPCN: Ngày 1-2 bát (loại bát ăn cơm) chia 1-2 lần. Có thể ăn trừ bữa.

· Công dụng: Trẻ em, người lớn phế âm hư, mồ hôi trộn, bàn chân - bàn tay ra mồ hôi, đổ máu cam, nóng gan thận, ngủ hay giật mình, sợ hãi. Làm dịu nhịp tim, bổ thần kinh, chống rối loạn thần kinh thực vật ngoại biên. Giây kích thích (nhẹ) hưng phấn ở phụ nữ.

· Liệu trình 5 – 7 ngày.

· Chú ý: Người bụng yếu, đang rối loạn tiêu hóa không nên dùng

(Còn nữa)

Xem thêm

-Đại lương y Nguyễn Huy công bố 108 Thực phẩm chức năng quý hiếm hỗ trợ chữa bệnh

-108 TPCN chữa bệnh: Gạo tẩm dấm giúp giảm mỡ máu, tan khối u…

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.