Mọi người cấm cô Tranh rồi, ai sẽ chữa bệnh cho dân?

"Tôi không ăn được bác sĩ luồn ống xông vào miệng để truyền thức ăn. Vì khó thở, khó chịu tôi xin bác sĩ rút ống xông ra. Lúc đó, máu tươi phun ra, tôi ho liên tục, máu nhuộm đỏ 3 bịch giấy ăn. Tôi ngất, mê man tưởng chừng như chết đi” chị Vũ Thị Thảo (bệnh nhân suy tim độ 4) chia sẻ. Bác sĩ lắc đầu: “Mang về lo hậu sự cho cô ấy đi mát mẻ”. Giữa lúc tận cùng của tuyệt vọng, chị được người nhà đưa đến gặp cô Phan Thị Tranh và được cô hát, bắt tay và cho uống lá mát.
Mọi người cấm cô Tranh rồi, ai sẽ chữa bệnh cho dân?

LTS: Thời gian qua, dư luận được hâm nóng bởi câu chuyện về bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) có khả năng đặc biệt là chữa khỏi nhiều bệnh nan y cho những người dân nghèo chỉ bằng một cái bắt tay và nghe hát. Đến thời điểm này, tòa soạn Báo Kinh Doanh & Pháp luật cũng đã nhận được gần một nghìn bức thư của độc giả ở mọi miền Tổ quốc, trong số đó có nhiều người là Việt kiều mắc bệnh nan y đã được bà Tranh chữa khỏi. Hầu hết độc giả đều bày tỏ lòng biết ơn và cảm phục tấm lòng của bà Tranh. Hơn một năm qua Tòa soạn cũng đã cử phóng viên về Vĩnh Phúc tìm hiểu những người đến chữa bệnh và xác minh tính xác thực về khả năng chữa khỏi bệnh của bà.
Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ loạt bài viết của phóng viên khi đi tìm hiểu thực tế tại Vĩnh Phúc về khả năng chữa bệnh của “cô tiên” Tranh.

Chị Vũ Thị Thảo (49 tuổi, trú tại thôn Giữa, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) bị suy tim cấp độ 4. 17 ngày nằm điều trị tại BV Bạch Mai, “hôm nay truyền máu, ngày mai tôi lại hết máu, cứ truyền liên tục như thế. Tôi không ăn được bác sĩ luồn ống xông vào miệng để truyền thức ăn. Vì khó thở, khó chịu tôi xin bác sĩ rút ống xông ra. Lúc đó, máu tươi phun ra, tôi ho liên tục, máu nhuộm đỏ 3 bịch giấy ăn. Tôi ngất, mê man tưởng chừng như chết đi”. Bác sĩ lắc đầu: “Mang về lo hậu sự cho cô ấy đi mát mẻ”. Giữa lúc tận cùng của tuyệt vọng, chị được người nhà đưa đến gặp cô Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) và được cô hát, bắt tay và cho uống lá mát. Hiện, chị Thảo đã có thể nấu ăn giúp chồng, sinh hoạt bình thường.

“Bác sĩ ơi, sao hôm nay truyền máu, ngày mai em lại hết máu?...”

Nhớ lại những ngày tháng “không dám ngủ vì sợ nhắm mắt rồi, khi mở mắt ra không được nhìn thấy vợ”, anh Phạm Văn Sơn – chồng chị Thảo, lại bật khóc: “Khổ lắm cô ạ, lúc đó chỉ biết than ông trời: Tôi làm nên tội tình gì mà hành hạ vợ tôi như thế”.
Tháng 6/2010, chị Thảo thấy trong người khó chịu, sốt nhẹ, khó thở. Có lúc chị bị choáng, tối sầm mặt mũi. Đến khi tình trạng xấu hơn: sốt cao liên tục, rất khó thở chị mới đến BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khám. Ở đây, bác sĩ kết luận: chị bị suy tim độ 3 (một hội chứng lâm sàng do máu bơm ra từ tim không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa hằng ngày của cơ thể, dễ dẫn đến nguy cơ đột tử. Một căn bệnh rất khó chữa khỏi, chỉ có thể kéo dài sự sống trong một thời gian ngắn).

Tháng 10/2010, Chị Thảo xuống BV Bạch Mai khám. Sau khi nhận định bệnh tình của chị, các bác sĩ đã tiến hành nhiều xét nghiệm, thay đổi nhiều phác đồ điều trị nhưng tình trạng của chị vẫn không khá hơn.
Nhìn vợ sốt cao, người nóng ran như hòn than trên giường bệnh, những lúc mê man bất tỉnh, anh Sơn đau đớn: “Giá như tôi có thể bị bệnh thay vợ, vợ tôi gầy yếu, xanh xao, giờ bị bệnh càng xanh xao hơn”. Cơ thể chị Thảo sưng phù, nằm lâu thì chị khó thở, ngồi dậy thì lại mệt, nhiều lúc không biết nên như thế nào.

Mọi người cấm cô Tranh rồi, ai sẽ chữa bệnh cho dân? - anh 1

Chị Vũ Thị Thảo trao đổi với PV.

Anh Sơn đã đến gặp Bác sĩ, GS. Nguyễn Lân Việt – Giám đốc Bệnh viện Tim mạch, để cầu xin ông cứu lấy người vợ tội nghiệp của anh: “Dù hết bao nhiêu tiền nhà tôi cũng lo, xin bác sĩ cứu lấy vợ tôi”. Nhưng GS lắc đầu: “Cho dù anh có cả một núi vàng, cũng không thể cứu được chị nhà. Y học hiện đại chưa vượt qua được giới hạn này. Hãy đưa chị về nhà để chết cho êm thấm, vì chị ấy chỉ sống được vài tháng nữa thôi”.

Nghe nhiều người mách cách chữa bệnh, anh Sơn đã thử: cả Đông, Tây Y và thuốc Nam nhưng bệnh tình của chị Thảo ngày một nặng.

Tháng 10/1/2011, chị Thảo được đưa trở lại BV Bạch Mai. Lúc này, bệnh tim của chị đã chuyển sang giai đoạn 4. Thấy cơ thể mình phù nề, luôn có 1 chiếc kim ốc chân kẹp ở chân, xung quanh lại chằng chịt dây truyền, chị Thảo hỏi bệnh thì chồng chị chỉ động viên: “Bệnh của mình nằm vài ngày là khỏi”. Nói rồi, anh Sơn quay mặt đi và khóc. Thấy thái độ lạ của chồng, trong một lần lấy máu, chị Thảo níu tay bác sĩ mà khóc: “Bác sĩ ơi, em bị bệnh gì thế? Sao hôm nay truyền máu, ngày mai em lại hết máu?”. Bác sĩ nói: “Bệnh của cô là bệnh nhà giàu”.

Sau đó, chị Thảo phải làm huyết tủy đồ 2 lần. Trong lần thứ 2, bác sĩ chọc kim vào xương sống của chị, thấy máu cứ phun ra, chị hoảng loạn. Bác sĩ trấn an: “Cứ ngồi yên 15 phút nữa máu sẽ không chảy”.
Đến ngày thứ 15 nằm viện, chị Thảo không còn ăn uống được nữa. Để đảm bảo dinh dưỡng nuôi cơ thể, bác sĩ luồn ống xông vào miệng chị. Lúc này, chị Thảo thấy khó thở, chị ra hiệu bảo chồng bỏ ống xông ra. Ống xông vừa được rút ra, chị Thảo nôn ọe ra máu. Rồi cơn ho liên tục, đêm đó, chị ho, máu thấm ướt hết cả 3 bịch giấy ăn. Chị rơi vào tình trạng mê man. Nhìn đống giấy ăn thấm đỏ máu, anh Sơn khóc thét lên: “Mình đừng chết, đừng bỏ tôi, bỏ con mà đi”.
Các bác sĩ khuyên: “Gia đình đưa chị về lo hậu sự trước cho chị đi thanh thản”. Anh Sơn van nài: “Bác sĩ ơi, giờ mà rút dây truyền ra thì vợ tôi chết mất. Xin bác, xin cứu lấy vợ tôi”.
Tuyệt vọng, anh bước đi thất thểu đến nơi thanh toán viện phí. Đưa vợ về, mẹ anh khóc, đứa con anh cứ liên tục khóc than càng khiến anh não lòng. Nghe tình trạng của chị Thảo, bà con lối xóm ai cũng đến thăm hỏi.
Từ tay thần Chết trở về
Trong lúc mê man, chị Thảo đã thấy chập chờn hình ảnh của thần chết đến đón. Chị đã nghĩ sẽ thanh thản theo ông ta đi. Thế nhưng, tiếng khóc của con, tiếng van xin của chồng làm chị sực nhớ: “Mình phải sống, phải sống”. Chị cố gắng thoát khỏi bàn tay lạnh giá thần chết. Nhưng, chị không còn sức mà chạy
Thấy chị Thảo nằm trên giường bệnh, không còn sức sống, nhiều người mách bảo anh Sơn đưa vợ đến tìm gặp bà Tranh. Không để vợ phải nằm chờ chết, dù còn một tia hi vọng, anh Sơn cũng muốn thử. Mẹ anh thì gào khóc: “Mày để nó lại, để nó ra đi thanh thản ở cái nhà này. Đừng mang thân xác nó đi đâu nữa mà tội nó”. Nhưng, anh nhất quyết đưa vợ đến nhà bà Tranh.

Đến nơi, thấy có nhiều người khác đang ngồi nghe cô hát, anh không còn đủ kiên nhẫn, anh bế vợ chạy lên thẳng chỗ bà Tranh. “Xin cô, xin cô cứu lấy vợ tôi. Vợ tôi sắp bị thần chết mang đi mất rồi” vừa nói, anh vừa khóc.

Mọi người cấm cô Tranh rồi, ai sẽ chữa bệnh cho dân? - anh 2

Chị Thảo khóc khi nhớ lại thời gian mình nằm viện.

Bà Tranh dừng việc hát, quay sang nhìn chị Thảo. Bà cười, nắm tay chị Thảo và hát riêng cho chị nghe 3 bài. Xong xuôi, bà bảo chị đếm: 1, 2, 3. Thế nhưng, chị không còn sức mà đếm. Bà Tranh nói với anh Sơn: “Chồng đếm thay vợ cũng được”.
Bà Tranh cho chị Thảo uống nước lá mát rồi dặn: “Đưa chị về nhà nghỉ ngơi, mai lại đến đây”.

Ba ngày tiếp sau đó, anh Sơn và em trai thay nhau bế chị Thảo đến nhà bà Tranh để nghe cô hát. Nhận lá mát về, anh cho vợ uống theo lời bà Tranh. Với niềm tin chắc chắn vào khả năng của bà Tranh, chỉ 4 ngày sau khi đến nhà bà nghe hát và uống lá mát, chị Thảo đã bớt phù nề, người thấy dễ chịu hơn. Từ không thiết ăn uống, chị bắt đầu thèm cháo.
Nghe vợ nói thèm cháo, anh Sơn mừng quá, nấu cho vợ bát cháo xương với thịt nạc. Chị Thảo ăn liền một mạch hết 1 bát tô cháo.
30 ngày sau khi nghe bà Tranh hát, bắt tay và uống lá mát, chị Thảo đã có thể dậy, đi lại được. Dù trước đó, bác sĩ đã nhận định chị bị liệt. Mừng quá, anh Sơn đưa vợ trở lại BV Bạch Mai khám. Nhìn thấy anh Sơn, bác sĩ điều trị giật mình: “Bệnh nhân này vẫn còn sống à?”. Tiến hành kiểm tra, bác sĩ nhận định: Bệnh tình của chị Thảo chuyển biến tốt.

“Lúc tưởng như đã chết, tôi được nghe giọng hát của cô Tranh. Trong người cảm giác như có một luồng sinh khí trỗi dậy mạnh mẽ, cứ thế tôi khỏe dần. Từ thực tế bệnh tình của mình, tôi tin cô Tranh có khả năng chữa bệnh cho mọi người. Cô đã cứu tôi từ cõi chết về đây. Mọi người cấm cô Tranh rồi, ai sẽ chữa bệnh cho dân?” cô Thảo nghẹn ngào.

Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.