Những điều cấm kỵ sau khi "yêu"

"Yêu" rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sau khi "yêu" cần tránh 1 số việc để không làm tổn hại đến sức khỏe.
Những điều cấm kỵ sau khi "yêu"

Hoạt động mạnh

Sinh hoạt tình dục là hoạt động tiêu hao một lượng calories khá lớn, bởi nó kích thích hoạt động của hầu hết cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan vận động. Hệ tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa cũng có thể ở trạng thái bị căng ra, dẫn đến một số thương tổn… Sau khi “yêu”, nên nằm thư giãn và không nên thay đổi trạng thái đột ngột mà nên để cơ thể được nghỉ ngơi, duỗi các cơ bắp và giãn mạch máu.

Ngủ ngay

“Yêu” tiêu tốn một lượng lớn calo. Do đó, nam giới thường cảm thấy rất mệt mỏi và muốn chìm vào giấc ngủ ngay. Tuy nhiên, nếu ngủ ngay lập tức khiến các cơ quan trên cơ thể phải đột ngột chuyển từ trạng thái động sang tĩnh, càng tăng thêm cảm giác mệt mỏi. Cảm giác này sẽ kéo dài sang cả ngày hôm sau.

Những điều cấm kỵ sau khi "yêu" - anh 1

Việc uống nước lạnh ngay sau khi "yêu" sẽ làm nguy hiểm đến thành dạ dày.

Uống nước lạnh

Thông thường, sau khi yêu, cả hai rơi vào trạng thái khát nước và cảm thấy đói do tiêu hao năng lượng. Nhiều người hay lấy sẵn nước mát trong tủ lạnh để uống nhưng việc này sẽ gây nguy hiểm cho thành dạ dày. Hãy uống nước lọc, nước hoa quả ấm, sẽ tốt cho bạn hơn là uống đồ lạnh.

Đi tiểu ngay

Đi tiểu đúng lúc (khoảng 5-10 phút) sau “yêu” là cách để làm sạch âm đạo, tránh các bệnh lây nhiễm. Đối với phụ nữ, điều này càng quan trọng để tránh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang… Nhưng đối với nam giới, tuyệt đối không nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ, nếu không sẽ làm tổn thương tới tiền liệt tuyến.

Để nhiệt độ phòng điều hòa hoặc quạt quá lạnh

Sau khi "yêu", bạn cũng không nên để quạt hoặc điều hòa ở nhiệt độ quá lạnh vì chúng có thể sẽ khiến bạn cảm lạnh hoặc nhiễm phong hàn.

Tắm ngay

Tắm ngay sau khi quan hệ tình dục, có thể sẽ gây nguy hiểm do thay đổi môi trường và nhiệt độ đột ngột gây co mạch máu dẫn đến choáng, tim đập loạn, gây kiệt sức và có thể gây tai biến do vỡ mạch máu.

Hoàng Thúy (t/h)

>>> Xem thêm:

Những loại nước uống giúp quý ông sung mãn chốn phòng the

Tuyệt chiêu để "chuyện ấy" luôn nồng cháy

Những lợi ích bất ngờ của việc ngủ nude

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.