Những sai lầm 'chết người' khi uống thuốc cần bỏ ngay tức khắc

Tự ý dùng thuốc, dùng thuốc không đúng độ tuổi, uống quá nhiều nước khi uống thuốc,... là những sai lầm chết ngywowif khi dùng thuốc cần bỏ ngay tức khắc.
Những sai lầm 'chết người' khi uống thuốc cần bỏ ngay tức khắc

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người bị bệnh hoặc tổn thương sức khỏe nghiêm trọng và khoảng 100.000 người tử vong do sử dụng sai dược phẩm. Điều đáng tiếc là những trường hợp tử vong này đều có thể phòng tránh được.

Dưới đây là những lỗi lầm trong sử dụng thuốc thường gặp nhất, gây nguy hiểm đến tính mạng thậm chí tử vong.

Dùng thuốc không an toàn so với độ tuổi

Khi lớn tuổi, cơ thể chúng ta xử lý thuốc hoàn toàn khác với khi chúng ta còn trẻ. Người cao tuổi còn bị “dính” thêm nhiều vấn nạn khác như mất trí, xây xẩm, dễ té ngã, huyết áp cao...
Vì vậy, những loại thuốc gây ra tác dụng phụ như trên càng làm tần suất rủi ro tăng cao, nhất là những người bước qua tuổi 65.

Nhà thuốc nên giúp bệnh nhân uống thuốc thuận lợi bằng cách chia liều thuốc sẵn trong một dụng cụ để uống trong tuần.

Thuốc được kê bằng nhiều đơn vị đo lường khác nhau, các đơn vị thường được viết tắt và chỉ cần nhầm lẫn một dấu chấm thôi thì cũng đủ gây họa, chẳng hạn 1.0 mg và 10 mg.
Sự nhầm lẫn thường xảy ra nhất ở đơn vị microgram (mcg) và milligram (mg, 1 mg = 1.000 mcg).

iều này thường xảy ra ở bệnh viện khi bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch và cũng thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú.

Vì vậy, bác sĩ cần viết chữ rõ ràng trên toa thuốc.

Tự ý dùng thuốc

Ngày nay, vẫn còn rất nhiều người tự ý mua thuốc kháng sinh về uống khi có bệnh mà không đi khám, không theo chỉ dẫn hay đơn thuốc của bác sỹ, như vậy sẽ rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cũng nhiều người sẽ chỉ sử dụng một số thuốc kháng sinh nhất định và đặt chúng trong tủ thuốc của họ để các thành viên trong gia đình sử dụng khi cần. Điều này là rất nguy hiểm.

Không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với cùng một loại thuốc và thậm chí thuốc kháng sinh đó có thể không điều trị loại nhiễm trùng mới.

Hãy để bác sĩ kê toa thuốc mới là cách tốt nhất để bạn điều trị bệnh.

Những sai lầm 'chết người' khi uống thuốc cần bỏ ngay tức khắc ảnh 1

Dùng nhiều loại thuốc có cùng đặc tính

Cái chết của một tài tử trẻ của Úc Heath Ledger là một ví dụ điển hình.

Cái chết do cách sử dụng thuốc của Heath Ledger sau này được nhiều chuyên gia y học gọi là “Hội chứng Heath Ledger".

Tài tử Heath Ledger đã sử dụng nhiều loại thuốc có cùng đặc tính để trị cho những chứng bệnh khác nhau.

Do dùng chung thuốc giảm đau với thuốc chống lo âu và một loại thuốc ngủ, Heath Ledger đã... ngủ giấc ngàn thu vì sự kết hợp thuốc gây ra nhiều độc tính.

Không chỉ riêng những thuốc phải kê toa, các loại thuốc được bán không cần toa cũng có thể gây hại tương tự, chẳng hạn như các loại thuốc kháng histamine, thuốc trị cảm, ho...

Cần uống chung, lại uống riêng

Trên thực tế có những thuốc cần phải dùng cách nhau một thời gian để tránh sự tương tác thuốc nhưng có những thuốc cần phải uống cùng nhau mới có hiệu quả. Ví dụ như kết hợp dùng viên sắt với vitamin C thì có thể làm tăng lượng sắt hấp thu lên đến 20% so với cách uống thông thường.
Vì vậy, người bệnh hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để có được tác dụng tốt nhất khi dùng thuốc.

Uống quá nhiều nước

Điều này sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc làm tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, với thuốc viên, bạn chỉ cần một cốc nước ấm nhỏ. Với thuốc nước vị ngọt, nên uống nước sau 5 phút.

Uống thuốc thẳng từ chai

Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Cần nhai nhưng lại uống cả viên

Một số loại thuốc, để có tác dụng hoàn hảo, cần phải nhai vụn, nhai nát viên thuốc trong miệng rồi mới được uống. Đó là vì đảm bảo thuốc tạo thành một hỗn dịch hoàn toàn và vào đến dạ dày là phản ứng ngay. Thuốc cần phải tác dụng ngay ở trong dạ dày.

Ví dụ như trường hợp của thuốc maalox. Đặc điểm của maalox là một hỗn hợp của bazơ có hoạt tính kiềm mạnh. Chúng sẽ đi vào dạ dày, nơi có nhiều axit, thực hiện phản ứng trung hòa để khử hết axit trong dạ dày. Vì thế, thuốc có tác dụng giảm đau trong bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nhưng nếu không thực hiện đúng như chỉ dẫn của bác sĩ thì có thể sẽ không đạt được tác dụng như mong muốn.

Những sai lầm 'chết người' khi uống thuốc cần bỏ ngay tức khắc ảnh 2

Các loại nước không nên dùng với thuốc

Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm. Sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu… đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại.

– Nước nho ép: dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Lý do: nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.

– Cà phê, nước trà, cô-ca: trong thời gian đang điều trị bằng thuốc uống, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên dùng nước trà, cà phê hay cô-ca để uống thuốc.

– Sữa: canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc.

– Rượu: trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan. Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác. Tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia.

Vân Trang

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.