Tôi đã nhìn thấy thần Chết nhưng cô Tranh kéo tôi lại

Trong lúc sức khỏe kiệt quệ vì bệnh ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi, ông Vũ Hữu Tích (70 tuổi) chỉ còn biết nằm chờ chết. Nhưng, chính bà Phan Thị Tranh đã đưa ông trở lại cuộc sống hiện tại.
Tôi đã nhìn thấy thần Chết nhưng cô Tranh kéo tôi lại
LTS: Thời gian qua, dư luận được hâm nóng bởi câu chuyện về bà Phan Thị Tranh (thôn Viên Du, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) có khả năng đặc biệt là chữa khỏi nhiều bệnh nan y cho những người dân nghèo chỉ bằng một cái bắt tay và nghe hát. Đến thời điểm này, tòa soạn Ngày Nay cũng đã nhận được gần một nghìn bức thư của độc giả ở mọi miền Tổ quốc, trong số đó có nhiều người là Việt kiều mắc bệnh nan y đã được bà Tranh chữa khỏi. Hầu hết độc giả đều bày tỏ lòng biết ơn và cảm phục tấm lòng của bà Tranh. Hơn một năm qua Tòa soạn cũng đã cử phóng viên về Vĩnh Phúc tìm hiểu những người đến chữa bệnh và xác minh tính xác thực về khả năng chữa khỏi bệnh của bà.

Để rộng đường cho dư luận, chúng tôi xin đăng tải toàn bộ loạt bài viết của phóng viên khi đi tìm hiểu thực tế tại Vĩnh Phúc về khả năng chữa bệnh của “cô tiên” Tranh.

Ngày tuyệt vọng trên giường bệnh

Nhìn thấy ông Vũ Hữu Tích (70 tuổi, trú tại số 22/71 tổ 6, khóm 6, phường Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn khỏe mạnh, nói năng hoạt bát mọi người xung quanh cũng vui lây cho gia đình ông. Những tưởng tháng 7/2013, ông đã vĩnh viễn bị thần Chết cướp đi khỏi cuộc sống này.
Nhắc lại những tháng ngày bệnh tật, ông Tích vẫn rớt nước mắt. Lúc nằm trên giường bệnh, ông chỉ có một mong ước: ông trời cho ông sống hết năm 2013 để ông được nhìn đứa cháu đích tôn ra đời. Nhưng, ngày đó, mơ ước của ông thật hoang đường khi cái chết đã cận kề.
Theo lời ông kể: Đầu năm 2013, ông Tích thấy bụng mình lâm râm đau, cũng có khi bị trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đến tháng 3/2013, kèm theo những cơn đau bụng ông bị sút cân, sốt nhẹ và đi ngoài ra máu. Trong một lần bị đau bụng nặng, ông được gia đình đưa đi Bệnh viện 7B (thuộc Quân khu 7, đóng tại TP. Biên Hòa).
Sau khi thăm khám, các bác sĩ không phát hiện bệnh gì nên đã chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy.

Tôi đã nhìn thấy thần Chết nhưng cô Tranh kéo tôi lại - anh 1

Ông Vũ Hữu Tích trong lần chữa bệnh tại nhà bà Tranh.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, khi khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan, bác sĩ kết luận: ông Tích bị ung thư đại tràng di căn sang gan, phổi.

Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ, ông không rõ “con ung thư” nó là cái gì, nhưng hễ nghe ai bị ung thư là chỉ sau vài tháng, có kéo dài được thì chỉ sống được hơn 1 năm là chết. Mới nghĩ đến thế thôi ông đã suy sụp. Còn bao nhiêu dự định dang dở, cuộc đời ở tuổi 70 xuân ông vẫn còn lưu luyến nhiều điều. Ông muốn hàng ngày đưa đứa cháu đi học, đánh cờ với những ông bạn mỗi khi chiều xuống và đón đứa cháu đích tôn sắp chào đời vào cuối năm…

Biết ông bị ung thư, vợ ông khóc tối ngày than trời lạy đất, cậu con trưởng an ủi cha: “Ba cứ vững tâm lên, còn một tia hi vọng con cũng quyết chạy chữa cho ba”.

Nhìn con, nhìn cháu xung quanh ông cũng phấn chấn tinh thần cho mọi người khỏi lo lắng. Ban đầu, ông vẫn còn ăn được hai lưng cơm. Dần dần, cứ mỗi lần ăn vào lại thấy đau, ông bỏ bữa dần, có ngày chỉ ăn vài thìa cháo. Cũng có khi ông đổ cháo vào thùng rác và nói dối rằng: ăn hết rồi để con cháu đỡ lo.

Nằm mãi một chỗ cũng buồn, ông mượn con trai điện thoại để đọc báo. Kỳ thực, ông muốn vào mạng để tìm hiểu về căn bệnh mình đang mang trong người. Nhờ đứa cháu ngoại tìm giúp bệnh: ung thư đại tràng di căn, ông cầm điện thoại, đeo kính và đọc.

“Ung thư đại tràng di căn sang gan đã thuộc giai đoạn thứ 4 của ung thư đại tràng, khi đó việc sử dụng phương pháp hóa trị liệu chỉ có tác dụng làm cho bệnh không phát triển thêm nữa, chứ không điều trị dứt điểm ung thư đại tràng.

Theo kết quả thống kê, đối với bệnh ung thư đại tràng khi chưa di căn, sau khi phẫu thuật, tỷ lệ sống là 90%. Nhưng ung thư đại tràng di căn vào nội tạng (gan hoặc phổi) chỉ còn 10%...”

Đọc được những dòng đó, ông bắt đầu thấy toát mồ hôi hột, ông nghĩ đến ngày nay, ngày mai thôi, không biết khi nào mình sẽ phải lìa xa cõi đời này.

Những hi vọng, những niềm tin mới nhen nhóm trong ông bắt đầu tắt dần.

Sau một thời gian điều trị tại BV Chợ Rẫy, thấy bệnh tình của ông không có gì tiến triển, gia đình xin chuyển về Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để chữa trị. Đến tháng 7/2013 bệnh tình của ông vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Thời gian này, các bác sĩ nhiều lần nhắc với người nhà rằng bệnh của ông quá nặng, có điều trị nữa cũng chỉ kéo dài được vài tháng.

Biết rõ bệnh tình của mình, ông Tích khăng khăng đòi con trai đưa về nhà nằm để được trò chuyện với con cháu nhiều hơn. Hết lời khuyên can bố ở lại viện nhưng ông một mực không nghe, anh con trưởng đành chiều lòng ông đưa ông rời bệnh viện.

Người kéo ông từ tay thần Chết trở về

Về nhà, không thuốc, không kháng sinh, tình trạng bệnh của ông Tích ngày càng tồi tệ. Những giấc ngủ chập chờn, cơn đau bụng âm ỉ cứ hành hạ ông. Khổ nhất là mỗi lần đi đại tiện, ông lại nhìn thấy máu đỏ.

“Nhiều lần tôi đã nghe tiếng thì thầm của thần chết, cảm nhận được cái lạnh buốt đến tê tái của cõi chết nhưng tiếng vợ con, tiếng khóc xé lòng của vợ con lại khiến tôi choàng tỉnh” ông Tích xúc động nhớ lại.

Trong một lần ông bạn tâm giao với ông qua chơi có đem theo một tờ báo. Ông bạn ông nói: có bà Phan Thị Tranh (Tam Dương, Vĩnh Phúc) chữa bệnh thần kỳ lắm. Bệnh ung thư của nhiều người trong Nam, ngoài Bắc bà ấy đều chữa khỏi. Nói rồi, ông bạn khuyên ông Tích nên đi thử.

Xưa nay sống chết có số, hơn nữa chuyện chữa bệnh không tiêm, không hóa chất, không thuốc thang ông Tích không tin, đến y bác sĩ với đủ phương tiện hiện đại còn bó tay thì làm gì có ai cứu được ông khỏi cái chết. Nghĩ thế, ông càng buồn, càng tuyệt vọng.

Một hôm, anh con trai của ông thấy tờ báo trên đầu giường, đọc được những điều về bà Tranh, anh nói chuyện với ông Tích và ngỏ ý muốn đưa ông ra ngoài Bắc diện kiến bà Tranh.

Thấy con trai cương quyết, vững tin vào vị “thần y” ngoài Bắc, ông cũng gắng sức đi cùng con đến Vĩnh Phúc.

Tháng 8/2013, ông và con trai bay ra Hà Nội và đến thôn Viên Du. Hỏi vào nhà bà Tranh, ai ai cũng nhiệt tình chỉ đường cho bố con ông. “Khi bước vào đến nhà cô, tôi bỗng thấy khoan khoái hẳn, người trở nên nhẹ nhõm” ông Tích nhớ lại. Thấy bà Tranh đang hát, mọi người bên dưới ngồi chăm chú nghe, bố con ông cũng ngồi xuống cạnh gốc sấu.

Nghe được 6 bài, được bà Tranh bắt tay và cho thêm 12 thang lá mát, ông trở về khách sạn với con trai. Lạ thay, sau khi trở về, ông rủ con trai đi ăn cháo. Hôm đó, ông ăn hết 2 bát cháo. Đêm đó ông cũng ngủ rất ngon.

Ba ngày nghe bà Tranh hát và lấy lá mát, bố con ông trở về Đồng Nai. Thấy ông khỏe mạnh trở về, vợ con ông khóc vì mừng. Đứa cháu ngoại cứ ríu rít cạnh ông đòi ngày mai ông đưa đi chơi. Hiện tại, ông Tích đã có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường.

“Đúng là thần kỳ, trong lúc tôi tuyệt vọng nhất, suy sụp nhất cô Tranh đã kéo tôi trở lại với cuộc sống. Tôi ngàn lần đội ơn cô. Mong rằng chính quyền tiếp tục cho cô chữa bệnh để cứu giúp những người bệnh bất hạnh như tôi. Không có cô, giờ này tôi đã xanh cỏ, không còn được đón cái Tết Giáp Ngọ đầm ấm bên gia đình nữa” ông Tích nghẹn ngào nói.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.