Trầm cảm - căn bệnh nguy hiểm thứ hai sau tim mạch

[Ngày Nay] - Theo BS Nguyễn Mạnh Hoàn, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, đứng thứ hai sau tim mạch. Sự mặc cảm và kỳ thị cũng như nhận thức về bệnh còn chưa tốt làm cho người bệnh không được khám, điều trị đúng và kịp thời.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

“Những người trẻ tuổi hệ thần kinh chưa vững vàng nên dễ bị tác động và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, những người trẻ cũng chưa có nhiều thử thách và kinh nghiệm nên khả năng ứng phó, xử lý các tình huống sang chấn tâm lý, hay còn gọi là stress còn kém. Có quá nhiều áp lực trong cuộc sống, sinh hoạt hiện nay như áp lực học tập, kinh doanh cũng dễ dẫn đến trầm cảm”, bác sĩ Hoàn cho biết.

Nói về biểu hiện của bệnh trầm cảm, BS Tô Thanh Phương, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết, biểu hiện của bệnh trầm cảm rất đa dạng. Triệu chứng chung là buồn rầu, chán nản, bi quan, tuyệt vọng kéo dài hơn hai tuần. Ngoài ra, người bệnh còn giảm các ham muốn, sở thích cá nhân, hay mệt mỏi, giảm tập trung, do dự không quyết đoán, giảm tự tin, nghĩ về tương lai ảm đạm bi quan, rối loạn ý định và hành vi, rối loạn giấc ngủ, ăn uống kém...

Bệnh trầm cảm hình thành trong thời gian dài, thường xuất phát từ 4 nhóm nguyên nhân chính: nhân cách yếu hay mạnh; vấn đề gia đình; vấn đề kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường, ví dụ làm ăn thất bại, học tập áp lực, môi trường ô nhiễm, chơi game... Người mắc các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim, cũng có thể lâm vào tình trạng u uất, buồn chán.

Sáu tháng đầu mắc trầm cảm là thời gian vàng để chữa khỏi bệnh. Đây là giai đoạn cấp, người bệnh có thể trở về bình thường khi được điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian điều trị. Ngoài 6 tháng, bệnh chuyển mạn tính, quá trình điều trị dai dẳng, phức tạp hơn.

Người trầm cảm thường đến viện khám khi bệnh đã nặng do tâm lý e ngại, muốn giấu hoặc nhầm lẫn bệnh tâm thần với bệnh lý thần kinh khác. Một số ít trường hợp trầm cảm tái phát rồi trở nặng do tự ý bỏ điều trị, không tiếp tục uống thuốc hay được gia đình đưa đi cúng bái.

BS Đinh Hữu Uân, phòng khám chuyên khoa tâm thần tại Hà Nội cho biết, trầm cảm khiến người bệnh mất ý chí muốn sống, không còn nghĩ tới tương lai và luôn muốn quyên sinh. 70% bệnh nhân tự sát có liên quan các bệnh lý rối loạn về tâm thần bao gồm trầm cảm.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và góp phần lớn vào gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Bệnh có thể kéo dài hoặc tái phát, ảnh hưởng lớn đến việc điều trị cũng như khả năng hoạt động và cuộc đời của người bệnh.

Theo thống kê, hơn 50% bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ tái diễn sau lần 1 điều trị, tỷ lệ này tăng lên 70% sau lần tái diễn thứ 2. Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, người mắc trầm cảm cần được sự hỗ trợ từ phía gia đình và cộng đồng với các biện pháp trị liệu tâm lý tích cực.

Để không bị mắc chứng trầm cảm, người trẻ tuổi nên giữ cho mình luôn khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần, đồng thời nên có lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, cần học cách xử lý và đối phó với các sang chấn tâm lý. Trong trường hợp mắc bệnh tâm lý, cần chia sẻ với người thân và gia đình để có sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.

BS Uân khuyến cáo nên đến viện khám sức khỏe tâm thần khi có các dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, không để ý đến ăn mặc hàng ngày, tính chất cảm xúc bất ổn, thường xuyên nổi nóng vô cớ, đe dọa, có xu hướng tự làm đau bản thân, chống đối gia đình và xã hội...

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: