Vì sao ngủ nhiều giúp giảm cảm giác thèm ăn?

(Ngày Nay) - Nếu bạn muốn giảm cơn thèm ăn vặt, hãy dành thêm thời gian để ngủ.
Giấc ngủ giúp kiểm soát lượng hormone gây thèm ăn. Ảnh: Shutterstock.
Giấc ngủ giúp kiểm soát lượng hormone gây thèm ăn. Ảnh: Shutterstock.

Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy thiếu ngủ có thể làm tăng 45% cảm giác thèm ăn vặt, đặc biệt là những món ăn như bánh quy và bánh mì.

Giấc ngủ giúp kiểm soát sự thèm ăn

Giấc ngủ giúp điều chỉnh hormone của chúng ta. Chỉ một vài đêm không ngủ có thể làm tăng lượng ghrelin - loại hormone gây cảm giác thèm ăn. Nghiên cứu của Nhóm thống kê giấc ngủ tại Winsconsin cho thấy những người ngủ 5 tiếng một ngày có lượng hormone ghrelin cao hơn 14,9% so với những người ngủ 8 tiếng.

Việc thiếu ngủ không những là nguyên nhân thay đổi lượng hormone, mà còn làm gia tăng chỉ số cơ thể BMI, gây béo phì.

Giấc ngủ tạo cảm giác no

Không ngủ đủ giấc còn làm giảm lượng leptin - loại hormone gây cảm giác no. Trong số những người tham gia nghiên cứu, nhóm ngủ 5 tiếng một ngày có lượng hormone leptin thấp hơn 15,5% so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Thiếu ngủ khiến chúng ta khó có cảm giác no, dẫn đến tiêu thụ nhiều calo hơn cần thiết.

Giấc ngủ ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng thiếu ngủ làm giảm trí nhớ, khiến chúng ta không tỉnh táo, tăng nguy cơ gặp tai nạn và bệnh tật, thậm chí làm giảm ham muốn tình dục. Nó cũng ảnh hưởng tới những thói quen sinh hoạt lành mạnh của chúng ta. Khi mệt mỏi, chúng ta có xu hướng mua những đồ ăn tiện lợi hơn là những thứ tốt cho sức khỏe.

Giấc ngủ giúp giảm ăn vặt

Nghiên cứu của Đại học Chicago đăng trên tạp chí Sleep cho thấy việc thiếu ngủ khiến mọi người nạp thêm nhiều đồ ăn vặt ngọt và mặn. Những người thiếu ngủ tiêu thụ nhiều hơn 300 calo so với những người ngủ đủ, chủ yếu do đồ ăn vặt chứa lượng chất béo cao.

Việc thiếu ngủ không những là nguyên nhân thay đổi lượng hormone, mà còn làm gia tăng chỉ số cơ thể BMI, gây béo phì.

Giấc ngủ tạo cảm giác no

Không ngủ đủ giấc còn làm giảm lượng leptin - loại hormone gây cảm giác no. Trong số những người tham gia nghiên cứu, nhóm ngủ 5 tiếng một ngày có lượng hormone leptin thấp hơn 15,5% so với những người ngủ đủ 8 tiếng. Thiếu ngủ khiến chúng ta khó có cảm giác no, dẫn đến tiêu thụ nhiều calo hơn cần thiết.

Giấc ngủ ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận rằng thiếu ngủ làm giảm trí nhớ, khiến chúng ta không tỉnh táo, tăng nguy cơ gặp tai nạn và bệnh tật, thậm chí làm giảm ham muốn tình dục. Nó cũng ảnh hưởng tới những thói quen sinh hoạt lành mạnh của chúng ta. Khi mệt mỏi, chúng ta có xu hướng mua những đồ ăn tiện lợi hơn là những thứ tốt cho sức khỏe.

Giấc ngủ giúp giảm ăn vặt

Nghiên cứu của Đại học Chicago đăng trên tạp chí Sleep cho thấy việc thiếu ngủ khiến mọi người nạp thêm nhiều đồ ăn vặt ngọt và mặn. Những người thiếu ngủ tiêu thụ nhiều hơn 300 calo so với những người ngủ đủ, chủ yếu do đồ ăn vặt chứa lượng chất béo cao.

Theo Zing