Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chủ tịch

(Ngày Nay) - Nghị quyết là sự ghi nhận của thế giới, của Liên Hợp Quốc đối với những giá trị cao đẹp của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân cao quý nhất, xuất sắc nhất.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Hải Minh

Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Lễ kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của nhân dân Việt Nam là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, diễn ra sáng nay tại Khu di tích Phủ Chủ tịch.

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, các vị đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu...

Phó Thủ tướng khẳng định Nghị quyết còn là nguồn cổ vũ lớn lao, là biểu hiện của tình cảm bạn bè quốc tế đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, cùng phấn đấu vì những giá trị chung cao đẹp của nhân loại tiến bộ.

Ngay từ khi Nhà nước mới của nhân dân Việt Nam ra đời năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã trải qua bao khó khăn, hy sinh vì những giá trị chung của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, vì những nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc.

Trong thư gửi Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 14/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định nhân dân Việt Nam sẵn sàng và mong muốn thực hiện những điều khoản cao quý của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong cả cuộc đời hoạt động cách mạng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá cam kết mạnh mẽ đó của nhân dân Việt Nam.

Với bạn bè quốc tế, Bác Hồ là biểu tượng của khát vọng hòa bình, đấu tranh chống áp bức, bất công, góp phần đặt nền tảng quan trọng cho sự hình thành tư tưởng về sự bình đẳng giữa các dân tộc và đồng thời là hiện thân sinh động về sự bình đẳng ấy.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn hóa kiệt xuất, nhà giáo dục lớn của nhân dân Việt Nam với những cống hiến lớn lao trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục các thế hệ con người Việt Nam mới, giúp cho mọi người Việt Nam ai cũng được học hành, từng bước nâng cao trình độ văn hóa của cả dân tộc. Sự nghiệp đó gắn liền với sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, luôn hướng về con người, hướng về dân tộc, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Tầm vóc của danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh còn thể hiện ở sự coi trọng, gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá lâu dài của mỗi dân tộc, mỗi gia đình, mỗi con người. Đó là sự dung hòa giữa việc khẳng định bản sắc mỗi dân tộc cũng như thúc đẩy hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong những sự khác biệt, đa dạng, là lòng nhân ái, vị tha, bao dung.

Phó Thủ tướng cho rằng việc UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc gìn giữ, phát huy, nhân rộng những tư tưởng quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành động có giá trị lâu dài và thiết thực.

Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chủ tịch ảnh 1Ảnh: VGP/Hải Minh

Tiếp bước con đường Bác hồ đã chọn

Ý thức sâu sắc về những tư tưởng, đạo đức cao quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần vào những nỗ lực của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững.

Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để góp phần vào sự phát triển của các giá trị quý báu chung của nhân loại, cùng tìm kiếm các giải pháp thoả đáng cho những khác biệt trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng, phát triển cùng có lợi.

Việt Nam cũng sẽ cùng các thành viên của cộng đồng quốc tế thúc đẩy thực hiện đầy đủ, hiệu quả Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiến chương UNESCO, cùng nhau thực hiện tốt các Mục tiêu Phát triển bền vững, góp phần vào việc thực hiện các mảng công tác quan trọng của UNESCO.

Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự giúp đỡ, ủng hộ to lớn, chí tình, chí nghĩa, tình cảm của bạn bè quốc tế đối với nhân dân Việt Nam, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong phát triển đất nước ngày hôm nay.

Kỷ niệm 30 năm UNESCO ra Nghị quyết tôn vinh Hồ Chủ tịch ảnh 2Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và các đại biểu tham quan Triển lãm ảnh với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”. Ảnh: VGP/Hải Minh

Biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc

Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam Micheal Croft khẳng định Nghị quyết được các quốc gia thành viên thông qua đã bày tỏ lòng tôn kính đối với di sản của Người như một “biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của dân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.

Vị Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cho hay, dù mới đến công tác tại Việt Nam được 3 tháng nhưng ngay từ đầu ông cũng đã cảm nhận được di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là khi gặp gỡ người dân Việt Nam và khi đọc về “sự lạc quan và quyết tâm sắt đá trước những thách thức và biến đổi to lớn trong lịch sử Việt Nam”.

Ông Micheal Croft cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi đặt chân đến khắp các châu lục, vượt qua các đại dương, từ Đông sang Tây, đã hình thành cho mình một nhãn quan độc đáo về tầm quan trọng của đối thoại giữa các nền văn hóa làm nền tảng cho sự hiểu biết lẫn nhau và là động lực thúc đẩy phát triển bao trùm và bền vững.

Theo ông Micheal Croft, tư tưởng về sự tiến bộ bao trùm và công bằng có từ rất lâu trước khi Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc xác định đó là những thách thức toàn cầu của thời đại.

Ông cho rằng đây là thời điểm để cùng nhìn lại Nghị quyết của UNESCO và những gì Chủ tịch Hồ CHí Minh đã làm, không chỉ đơn thuần vì lợi ích lịch sử, mà còn để bảo đảm rằng các biện pháp của chúng ta thực hiện ngày hôm nay phản ánh các bài học và tầm nhìn xa trông rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau buổi lễ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị đại sứ, trưởng diện các tổ chức quốc tế đã tham quan Triển lãm ảnh với chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất”.

Ngay sau đó, các đại biểu cũng đã tham dự Tọa đàm quốc tế với chủ đề: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân thế giới” tại Khu Di tích Phủ Chủ tịch.

Hải Minh/chinhphu.vn

TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.