10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối)

Đứng trong danh sách top 10 quốc gia chi tiền 'khủng' cho hoạt động thám hiểm vũ trụ có hai quốc gia châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ với các dự án không gian 'dài hơi' nhằm thám hiểm sao Hỏa và Mặt trăng.
10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối)

Kỳ trước: 10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 1)

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ 2)

7. Italia – 1,8 tỷ USD

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối) - anh 1

Phi hành gia Canada

Mặc dù mãi đến năm 1988, chương trình thám hiểm không gian và vũ trụ của Italia mới chính thức bắt đầu, nhưng quốc gia châu Âu này đã tiến hành các chương trình hợp tác với NASA trong các nhiệm vụ phóng vệ tinh và đưa robot thám hiểm sao Hỏa.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối) - anh 2

Trụ sở Cơ quan Vũ trụ Italia

Cơ quan Vũ trụ Italia ASI, trụ sở ở Roma, là một trong những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong Chương trình Phát triển tàu phóng châu Âu và Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ châu Âu.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối) - anh 3

ASI đóng vai trò quan trọng trong Chương trình Phát triển

tàu phóng châu Âu

Ngoài ra, Italia còn hợp tác thiết kế các mô-đun để hỗ trợ vận chuyển lên Trạm Không gian Quốc tế ISS.

8. Trung Quốc – 1,3 tỷ USD

Mặc dù đứng thứ 8 trong danh sách “10 quốc gia chi tiền siêu khủng cho thám hiểm vũ trụ”, nhưng Cơ quan Vũ trụ Trung Quốc CNSA, thành lập năm 1993, đã đạt được nhiều thành tích đáng chú ý sau hơn 20 năm ra đời và phát triển.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối) - anh 4

Các phi hành gia Trung Quốc của CNSA

Năm 2011, CNSA đã phóng đi một con tàu không người lái lên thám hiểm Mặt Trăng, cũng như phóng thành công vệ tinh Tiangong đầu tiên lên quỹ đạo của Trái đất.

Được biết, chính phủ Trung Quốc sẽ tăng chi phí cho CNSA trong năm 2023.

9. Ấn Độ - 1,1 tỷ USD

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối) - anh 5

Ấn Độ được xem là 1 trong 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất

cho các hoạt động khám phá vũ trụ của loài người

Không có gì là bất ngờ khi Ấn Độ là quốc gia thứ hai ở châu Á đầu từ số tiền ‘khủng’ cho các hoạt động nghiên cứu và thám hiểm vũ trụ.

Với chiến lược phát triển 58 nhiệm vụ thám hiểm vũ trụ từ năm 2012 đến năm 2017, Ấn Độ được xem là 1 trong 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất cho các hoạt động khám phá vũ trụ của loài người.

Theo kế hoạch, chương trình không gian Ấn Độ ISRO dự định sẽ phóng 33 vệ tinh cùng các tàu không người lái lên sao Hỏa trong vòng 2,5 năm tới.

10. Canada – 488 triệu USD

Sau khi phóng thành công vệ tinh Radarsat-2 lên quỹ đạo Trái đất năm 2007, cơ quan Vũ trụ Canada là CSA đang tập trung cho kế hoạch phóng thêm 3 vệ tinh nữa vào năm 2016.

10 quốc gia chi tiền ‘siêu khủng’ cho thám hiểm vũ trụ (Kỳ cuối) - anh 6

Không gian tàu vũ trụ của Canada

Bên cạnh đó, còn nhiều chương trình không gian khác vẫn được tiếp tục nghiên cứu mà không cần quá nhiều nguồn vốn, như sứ mệnh PCW với nội dung phóng hai vệ tinh vào không gian tại vùng phía trên Bắc Cực để dự báo thời tiết Canada một cách chuẩn xác nhất.

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.