14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1)

Từ phát hiện về lửa của con người nguyên thủy đến việc triển khai những vũ khí mạnh nhất thế giới, hãy cùng nhìn lại 14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới.
14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1)

Phát minh ra lửa

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 1

1.4 triệu năm trước

Phát minh đầu tiên của tổ tiên người nguyên thủy chúng ta chính là lửa. Trong khi trước đó như người Homo đã lợi dụng hỏa hoạn tự nhiên sau đó mới bắt đầu quá trình tạo ra ngọn lửa của mình.

Lửa cho phép con người có thể nấu ăn, tạo sự ấm áp và chiếu sáng. Việc tạo ra lửa là khởi đầu cho tất các ngành công nghiệp của con người phát triển, rèn kim loại thành công cụ và từ đó phát triển mạnh hơn các ngành công nghiệp nặng.

Cung và mũi tên

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 2

15.000 năm trước Công nguyên

Người ta không có ngày chính xác phát minh ra cung và mũi tên, nhưng ban đầu chúng có thể được làm bằng những vật liệu mỏng manh. Chiếc cung lâu đời nhất là cung Holmegaard được tìm thấy ở Đan Mạch khoảng 9.000 năm trước Công nguyên.

Cung và mũi tên phát triển giúp con người săn bắn động vật, trở thành vũ khí trong thời kì nguyên thủy chưa có đạn và súng như ngày nay.

Cung tên đã nhanh chóng thích nghi như một vũ khí quân sự. Tờ Nation Geographic ghi chép rằng năm 5.400 TCN, mũi tên là vũ khí chủ lực trong các cuộc xung đột quân sự. Các pháo đài của nước Anh cũng gắn liền với các cuộc tấn công có cung tên.

Bánh xe tròn

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 3

3.500 năm trước Công nguyên

Mặc dù mới phát minh nhưng bánh xe tròn đã được ứng dụng rộng rãi 3.500 năm TCN. Khái niệm bánh xe cách mạng hóa nhiều mặt của đời sống xã hội như vận chuyển, công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện thô xơ.

Tuy nhiên tới năm 2.000 TCN thì bánh xe đã xuất hiện trong các cuộc chiến tranh. Hittile là nền văn minh đầu tiên sử dụng xe cộ, kết nối nền tảng cỗ xe với những con ngựa để tạo hiệu quả trong các cuộc chiến.

Thời đại đồ sắt

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 4

1.200 năm TCN

Đồ sắt đầu tiên được sản xuất hàng loạt bởi người Hittile khoảng 1.400 năm TCN và tới năm 1.200 TCN công nghệ làm đồ sắt bắt đầu lan ra các nước Tiểu Á hướng tới Châu Âu, Châu Phi và Châu Á.

Việc sản xuất các đồ công nghệ tiên tiến tạo ra các vật liệu bền bỉ, thay đổi bộ mặt đời sống của con người. Công cụ sắt trợ giúp các hoạt động săn bắn, chăn nuôi có hiệu quả. Vũ khí và áo giáp sắt cũng được thay thế các kim loại trước đó như đồng, cho phép nền văn minh đồ sắt phát triển mạnh mẽ.

Phát minh ra bê tông

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 5

200 năm TCN

200 năm TCN, người La Mã đã phát triển một phương pháp để sản xuất bê tông. Điều đặc biệt đáng chú ý ở đây là phát minh mới này có tính chống thấm nước. Người La Mã đã sử dụng công cụ này cho tất cả mọi thứ từ việc xây dựng các đền thời đến chốn sinh hoạt cộng đồng và cả những cống thoát nước nổi tiếng của họ.

Bê tông cũng giúp người La Mã thống trị trong quân sự và văn hóa ở khu vực họ kiểm soát. Bê tông cho phép người La Mã phát triển mạng lưới những con đường khổng lồ. Ngoài ra họ còn sử dụng trong việc xây các bến cảng.

Sự phát triển của thuyết “chiến tranh chính nghĩa”

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 6

426 Công nguyên

Năm 426 Công nguyên, Thánh Augustine đã xuất bản tác phẩm nền tảng “The City of God” (Thành phố tâm linh). Cuốn sách chứa đựng những suy nghĩ của ông về chiến tranh, phân biệt với các giá trị hòa bình của Kito giáo.

Chiến tranh chính nghĩa, theo Nation Geographic “phải được công khai tuyên bố bởi một quốc gia… phải có lý do chính đáng, mục tiêu cuối cùng là thiết lập nền hòa bình”.

Bản đồ

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P1) ảnh 7

1569 Công nguyên

Cho đến năm 1569, định hướng về các địa điểm vẫn rất mù mờ và khó khăn. Các nhà hàng hải vẫn phải dựa vào la bàn và thiên nhiên để điều chỉnh hướng đi của các con tàu.

Người Flemish (thuộc vùng Hà Lan ngày nay) có tên là Geradus Mercator đã vẽ nên tấm bản đồ được coi là tấm bản đồ hiện đại đầu tiên trên thế giới. Tấm bản đồ này được coi là hiện đại bởi nó đã vẽ cả đường kinh tuyến và vĩ tuyến chính xác như bản đồ chúng ta sử dụng bây giờ. Phương pháp bản đồ học học này cho phép các nhà hàng hải xác định đường đi rõ ràng trên những hành trình dài vượt đại dương của mình.

Còn nữa...

Tuệ Linh

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.