14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2)

Từ phát hiện về lửa của con người nguyên thủy đến việc triển khai những vũ khí mạnh nhất thế giới, hãy cùng nhìn lại 14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới.
14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2)

Cuộc cách mạng công nghiệp

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 1

Năm 1712

Việc sử dụng sắt thép và kết hợp với các nguồn năng lượng mới đã thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp và nó bắt đầu ở Anh vào thế kỷ 18.

Trong thời gian này, việc tạo ra động cơ hơi nước, do Thomas Newcomen năm 1712 đã thay đổi to lớn trong cuộc cách mạng, con người sau đó đã phát triển các loại tàu hơi nước, ô tô, máy bay, điện thoại và tổ chức lại lao động như bây giờ.

Điện thoại bàn

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 2

Năm 1876

Ngày 7 tháng 3 năm 1876, văn phòng sáng chế Hoa Kỳ đã trao cho Alexander Graham Bell danh hiệu “bằng phát minh sáng chế có giá trị nhất trong lịch sử”. Ba ngày sau, Bell đã sử dụng phát minh của mình để gọi cho cậu trợ lý lên gặp mình.

Từ đó điện thoại đã lan rộng khắp nước Anh và các cuộc gọi quốc tế được thiết lập.

Hiện nay, só lượng thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới đã tiếp cận hầu hết số lượng người trên toàn trái đất.

Máy bay có người lái

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 3

Mặc dù máy bay của anh em trai nhà Wright chỉ bay được khoảng 12 giây nhưng đó là máy bay đầu tiên bay được trong không trung.

Anh em nhà Wright đã hoàn thiện thiết kế của họ và máy bay đã phục vụ trong nhiệm vụ trinh sát ở Thế chiến I (1914 – 1918).

Người Anh và người Ý đã thiết kế những chiếc máy bay ném bom đầu tiên vào năm 1913. Trong vòng 1 năm, Pháp đã bắt đầu gắn súng lên máy bay. Hiện nay, Mỹ có khoảng 13.000 máy bay quân sự. Tương đương, Trung Quốc và Nga xếp vị trí thứ 2, 3 với khoảng 2.000 – 3.000 máy bay quân sự hàng đầu.

Dự án bom nguyên tử

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 4

Năm 1941

Một tháng trước khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, thiên tài người Đức Albert Einstein đã viết một bức thư dài 2 trang cảnh báo người Mỹ cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức Quốc Xã.

Trong bức thư năm 1939, Einstein đã cảnh báo tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt rằng một phản ứng hạt nhân dây chuyền liên quan đến uranium lớn có thể dẫn đến việc tạo ra một loại “bom cực mạnh” – bom nguyên tử.

Hai năm sau đó, Mỹ đã tạo ra “dự án Manhattan”, Mỹ đã thiết kế và xây dựng loại vũ khí khủng khiếp nhất từng được sản xuất vào thời kỳ đó.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, vào lúc 8h15 phút sáng, thế giới được chứng kiến vũ khí nguyên tử mạnh nhất dội xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Toàn bộ 12.500 tấn thuốc nổ TNT đã được thả xuống thành phố Hiroshima xinh đẹp mà hậu quả của nó vẫn còn là nỗi đau đến tận ngày nay.

Tàu vũ trụ

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 5

1954

Năm 1954, Nga đề xuất xây dựng một vệ tinh nhân tạo, và trong 3 năm, Sputnik 1 đã trở thành vệ tinh đầu tiên bay quanh quỹ đạo trái đất.

Kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức Wernher von Braun đã làm việc với quân đội Mỹ, khởi động thành công Explorer 1, vệ tinh vào năm 1958.

Ba năm sau, phi hành gia người Nga Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian. Trong các cuộc thăm dò không gian, các công ty tư nhân như SpaceX Elon và Virgin Galactic của Richard Branson hiện đang nghiên cứu để tạo nền tảng tiến tới ngành du lịch không gian.

Cuộc cách mạng Internet

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 6

Năm 1991

Thế giới bước vào thời đại chưa từng có của mạng internet khi nhà khoa học về máy tính người Anh Tim Berners-Lee phát minh ra mạng lưới không gian toàn cầu vào cuối năm 1960.

Lee đã phát triển một phần mềm tạo liên kết với các tập tin liên quan trên máy tính của mình kết nối với nhiều máy tính của người khác để chia sẻ tập tin. Kể từ đó đến nay, hơn 3 tỷ người đã và đang sử dụng internet.

Y học tái sinh

14 sự kiện làm thay đổi lịch sử quân sự thế giới (P2) ảnh 7

Năm 1999

Bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc tái tạo một cơ quan bị hư hỏng hoặc mất chân tay đến năm 1999 khi các bác sĩ tại Wake Forest có thể tái tạo một bàng quang mới cho bệnh nhân. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển các kỹ thuật vi tính tinh vi hơn.

Ngay cả bộ não của con người từng được xem là hạn chế cũng đã được nghiên cứu. Nghiên cứu tế bào gốc thần kinh có thể tự mình thay thế một số tế bào thần kinh bị mất do nạn nhân đột quỵ, tìm ra hướng giải quyết các bệnh như Parkinson và Alzheimer.

Y học tái sinh cũng đem lại hi vọng cho các cựu chiến binh bị thương trở về nhà từ các vùng chiến sự.

Hồi đầu tháng 12 năm nay, các bác sĩ tại đại học Johns Hopkins đã thông báo rằng họ sẽ thực hiện việc cấy ghép dương vật đầu tiên tại Mỹ vào một người lính trẻ bị thương trong vụ nổ bom ở Afghanistan.

Tuệ Linh

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.