17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực

Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới. 98% lục địa này bị bao phủ bởi lớp băng dày gần 2km. Ước tính, nếu toàn bộ băng ở châu Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền.
17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực

Với diện tích 14.000.000 km2, châu Nam Cực được coi là hoang mạc lớn nhất thế giới. Hai vị trí tiếp theo là Sahara (rộng 9.400.000 km2) và sa mạc Ả Rập (rộng 2.330.000 km2).

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 1

Châu Nam Cực là hoang mạc lớn nhất thế giới

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 2

Diện tích của nó là 14 triệu Km2

Châu Nam Cực là lục địa lớn thứ 5 về diện tích, sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ.

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất (nhiệt độ thấp nhất là -89 độ C), cao nhất (độ cao trung bình so với mực nước biển là 2.350), khô hạn nhất (lượng mưa trung bình hàng năm chỉ ở mức 55mm) và gió mạnh nhất (tốc độ gió tối đa nơi đây là 100m/s) trên Trái Đất.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 3

Những cơn gió vận tốc 100m/s ở châu Nam Cực được

mệnh danh là 'gió sát thủ'

Châu Nam Cực được mệnh danh là “cực gió của thế giới”. Các con gió nơi đây được gọi là “gió sát thủ”.

98% châu Nam Cực bị phủ bởi lớp băng dày ít nhất 1,9km. Có nơi dày 3,5km. Trong khi đó, ở Bắc Cực, lớp băng lạnh này chỉ dày từ 2m đến 4m.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 4

Lớp băng dày 3,5km ở Nam Cực

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 5

Núi băng khổng lồ ở châu Nam Cực

Châu Nam Cực là nơi duy nhất trên Trái Đất không có loài bò sát sinh sống.

Tại một số vùng ở châu Nam Cực đã không có mưa hoặc tuyết suốt 2 triệu năm trở lại đây.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 6

Đây là lục địa cằn cỗi, khô hạn nhất Trái đất

Việc băng tan ở châu Nam Cực đã gây ra sự thay đổi lực hấp dẫn nhỏ tại đây. Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), băng ở châu Nam Cực đang tan nhanh hơn dự kiến. Điều này đang đe dọa tới sự thay đổi trọng lực trên toàn Trái Đất.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 7

Việc băng tan nhanh hơn so với dự kiến của các nhà khoa học...

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 8

... khiến nhiều người lo ngại nó sẽ làm thay đổi trọng lực trên Trái Đất

Tại châu Nam Cực, có một thác nước có màu máu đỏ tươi. Thác ‘máu’ này nằm trong vùng thung lũng khô McMurdo Dry Valleys rộng 15.000 km2.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 9

Thác băng 'máu' ở thung lũng khô McMurdo Dry Valleys

90% lượng nước ngọt trên Trái Đất tập trung ở châu Nam Cực.

Gấu Bắc Cực chỉ sống duy nhất ở Bắc Cực. Chúng không sống ở châu Nam Cực.

Ở châu Nam Cực, có hệ thống sinh vật biển khá phong phú sinh sống. Điển hình là hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt và các loài nhuyễn thể giàu protein khác (trai, sò, ốc, hến...).

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 10

Cá voi....

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 11

...và hải cẩu ở châu Nam Cực

Có khoảng 19 loài chim cánh cụt sinh sống ở châu Nam Cực. Trong đó, loài lớn nhất là chim cánh cụt hoàng đế.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 12

Chim cánh cụt hoàng đế

Cứ 60 năm một lần, ở Nam Cực và Bắc Cực lại xuất hiện hiện tượng kỳ lạ: nửa năm sáng – nửa năm tối.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 13

Hiện tượng nửa năm sáng - nửa năm tối ở 2 cực

Đây là hiện tượng khí hậu và vật lý chỉ có ở khu vực vĩ độ cao nhất của Trái đất do quá trình Trái đất tự chuyển động quanh trục của nó đồng thời quay xung quanh Mặt trời tạo thành.

Châu Nam Cực là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống. Chỉ có một số chuyên gia khoa thuộc các quốc gia khác nhau tới đây làm việc trong những khoảng thời gian ngắn. Số người này mỗi năm chỉ có khoảng 2000 người.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 14

'Đại lục thứ 7' là nơi có rất ít người sinh sống

Chỉ có duy nhất một máy ATM (máy rút tiền tự động) ở châu Nam Cực.

17 sự thật chưa biết về châu Nam Cực - anh 15

Tại châu Nam Cực, có duy nhất 1 máy rút tiền tự động ATM

Nếu toàn bộ băng ở châu Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70m, nhấn chìm khoảng 2,2 triệu km2 diện tích đất liền.

Xem thêm:

- Thuyết Tương đối và những lý giải liên quan đến cuộc sống

- Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại

- Khám phá bí mật bên trong lõi Trái đất

- Khám phá bí mật của sao Kim, hành tinh duy nhất quay ngược chiều kim đồng hồ

Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.