7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới

Không những gây chấn động lịch sử thế giới, cái chết của Julius Caesar, Tổng thống Mỹ J.K Kennedy... vẫn chứa nhiều bí ẩn mà người đời chưa thể làm rõ.
7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới

1. Julius Caesar

Gaius Julius Caesar (100 Trước Công nguyên – 44 TCN) là một thống chế quân sự và chính trị tài ba của Cộng hòa La Mã và là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tài năng vượt bậc về chính trị và quân sự đã giúp ông thực hiện cuộc chiến dân sự bình định Đế quốc La Mã, lập nên Cộng hòa La Mã.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 1

Bức tượng Julius Caesar tại Bảo tàng Louvre (Pháp)

Tuy nhiên, ông bị nhiều người đố kị và kết quả là chết bởi 23 nhát dao trong một âm mưu ám sát.

Vụ ám sát Julius Caesar là kết quả của một âm mưu của nhiều vị Nguyên lão, những người đã tự gọi mình là Người giải thoát. Chủ mưu của vụ ám sát là Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus, Julius Caesar bị họ đâm chết tại một vị trí liền kề với Nhà hát Pompey vào ngày Ides tháng 3 năm 44 TCN.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 2

Gaius Cassius Longinus và Marcus Junius Brutus,

thủ phạm gây nên cái chết của Caesar

Cái chết của Caesar khiến đế chế La Mã lâm vào một cuộc nội chiến tranh giành quyền lực, dẫn tới sự lung lay của đế chế này. Cho đến nay, câu nói lúc hấp hối của Julius Caesar đang còn là điều bí ẩn, chưa thể giải đáp thỏa đáng.

2. Thái tử Áo-Hungary Franz Ferdinand

Franz Ferdinand (1863 – 1914) là Thái tử của Đế quốc Áo và Hoàng tử Hoàng gia Hungary và Bohemia.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 3

Thái tử Franz Ferdinand

Vụ sát hại Thái tử Áo-Hungary Franz Ferdinand được biết đến là một nguyên nhân chính khiến Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Ngày 28/6/1914, người kế nhiệm của đế chế Áo-Hung cùng vợ là nữ bá tước Sophie Chotek, đã bị bắn chết trong chuyến thăm vùng Sarajevo, Bosnia bởi nhà hoạt động người Serbia, Gavrilo Princip. Sau khi vụ ám sát xảy ra, người Áo-Hung quyết định đem quân tuyên chiến với Serbia, quốc gia vốn tồn tại nhiều mâu thuẫn nghiêm trọng trong tranh giành lãnh thổ.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 4

Bức hoạ mô tả vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand

Với sự hậu thuẫn từ phía Đức, ngày 28/7/1914, Áo-Hung chính thức tuyên chiến với Serbia, đồng minh của Nga ngày đấy. Chỉ chờ có thế, mối quan hệ “mong manh” giữa các nước châu Âu bắt đầu được cớ rạn nứt. Trong một tuần lễ, các nước Nga, Bỉ, Pháp, Anh và Serbia đã đồng loạt tham chiến, đáp trả lại cuộc chiến do Áo-Hung và đồng minh Đức phát động. Đại chiến Thế giới thứ nhất chính thức bắt đầu.

3. Abraham Lincoln

Abraham Lincoln (1809 – 1865), còn được biết đến với tên Abe Lincoln, là Tổng thống thứ 16 của Mỹ từ tháng 3 năm 1861 cho đến khi bị ám sát vào tháng 4 năm 1865. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 5

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln bị ám sát vào tối ngày 14/4/1865 khi ông cùng vợ là phu nhân Mary đang xem kịch tại nhà hát Ford ở Washington.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 6

Tổng thống Lincoln bị bắn thẳng vào đầu

khi đang xem hài kịch cùng phu nhân

Nhà lãnh đạo 56 tuổi này bị bắn vào sau đầu bằng một khẩu súng Derringer cỡ nòng 44 ly, trong lúc vệ sĩ của ông đang đi ra ngoài. Hung thủ là diễn viên nổi tiếng John Wilkes Booth, cũng là một gián điệp của Liên minh miền nam Mỹ.

4. Mahatma Gandhi

Mahātmā Gāndhī (1869 – 1948) là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 7

Anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahātmā Gāndhī

Ngày 30/1/1948, trên đường đến điểm làm lễ ở Delhi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi đã bị một tín đồ cực đoan có tên Nathuram Godse bắn chết. Ngày đưa tang, hơn 1 triệu người dân đã đổ ra đường khóc thương và tiễn đưa linh cữu của ông Gandhi đến bờ sông Jumna để hoả thiêu sau đó.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 8

Thi thể Mahatma Gandhi

trước khi được đưa đến sông Jamna để hoả thiêu

Vụ ám sát kinh hoàng nhằm vào Mahatma Gandhi, người dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc, dẫn tới sự chia cắt trong xã hội nước này và để lại một vết thương nhức nhối.

Hung thủ là Nathuram Godse, một người Hindu cực đoan. Y đã giết chết Granhi với 3 phát súng vào ngực ông. Gần 2 năm sau đó, ngày 15/11/1949, hắn bị tử hình.

5. John Fitzgerald Kennedy (JFK)

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 9

Tổng thống John Fitzgerald Kennedy

John Fitzgerald Kennedy (1917 – 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là tổng thống thứ 35 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ (tại nhiệm 1961 đến 1963). Ông là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Mỹ. Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960.

JFK bị ám sát khi tại vị Tổng thống được 3 năm. Ông trúng 3 phát súng khi đang ngồi trên ghế sau của chiếc limousine mui trần trong chuyến thăm thành phố Dallas thuộc bang Texas ngày 22/11/1963.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 10

Tổng thống Kennedy và vợ đang vẫy chào người dân Texas,
trước khi bị ám sát

Hung thủ được xác định là Lee Harvey Oswald, người bị bắn chết tại một đồn cảnh sát ở Dallas 48 giờ sau đó bởi một người đàn ông tên là Jack Ruby.

Đến nay, dù đã 50 năm trôi qua song vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời đáp và các giả thuyết xung quanh vụ ám sát này.

6. Martin Luther King, Jr.

Martin Luther King, Jr. (1929 – 1968) là Mục sư Baptist (Cộng đồng Baptist là một phần của Phong trào Tin lành), nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 11

Mục sư Martin Luther King

Martin Luther King là người dẫn đầu làn sóng đòi quyền con người cho dân chúng Mỹ trong thế kỷ 20. Ông đã nỗ lực không ngừng nghỉ để loại bỏ nạn phân biệt chủng tộc, đòi bình đẳng cho con người mọi màu da.

Ngày 4/4/1968, tại ban công khách sạn Lorraine ở Memphis (bang Tennesse), vị mục sư Baptist này đã bị tên tội phạm James Earl Ray bắn vào cổ từ một nhà nghỉ nhỏ cách đó khoảng 60 mét. Ông qua đời tại bệnh viện St. Joseph một tiếng sau đấy. Hung thủ sau đó bị bắt khi đang cố lẩn trốn ở Anh và y bị tuyên 99 năm tù giam.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 12

Ông Martin Luther King (thứ 3, từ trái qua) đứng trên ban công

khách sạn Lorraine một ngày trước khi bị bắn chết

Cái chết của Martin Luther King, Jr đã khiến nước Mỹ như lên cơn sốt và rơi vào bạo loạn. Bạo động đã nổ ra tại hơn 100 thành phố trên khắp nước Mỹ. Ngày 7/4/1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã tuyên bố một ngày quốc tang để bày tỏ sự tiếc thương cho cái chết của nhà lãnh đạo phong trào dân quyền. Ba trăm ngàn người đã tìm đến để tham dự tang lễ của ông.

Có nhiều giả thuyết cho rằng âm mưu nhằm vào Martin Luther King Jr có liên quan đến một số lực lượng trong chính phủ song đến nay những người thực sự đứng sau vụ ám sát vẫn là một ẩn số.

7. Thượng nghị sỹ Robert F. Kennedy

Robert Francis "Bobby" Kennedy (1925 - 1968), còn được gọi bằng hai chữ RFK, là một chính trị gia người Mỹ.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 13

Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy,

em trai Tổng thống John F. Kennedy

Robert F. Kennedy từng là Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ thứ 64 từ năm 1961-1964, phục vụ dưới quyền anh trai mình là Tổng thống John F. Kennedy và người kế nhiệm Lyndon B. Johnson. Biểu tượng của chủ nghĩa tự do Mỹ hiện đại, Kennedy là một ứng cử viên tổng thống hàng đầu trong cuộc tranh cử năm 1968.

7 vụ ám sát chính trị gây chấn động lịch sử thế giới - anh 14

Ông Robert F. Kennedy phát biểu chỉ ít phút trước khi bị ám sát

Tuy nhiên, không may mắn cho vị ứng cử viên đảng Dân chủ này, ông đã bị trúng 3 phát đạn sau khi có buổi vận động bầu cử với các công nhân tại thành phố Los Angeles, ngày 5/6/1968. Hung thủ nhanh chóng được xác định là Sirhan Sirhan, người Palestine.

Do vết thương quá nặng, ông Robert F. Kennedy đã qua đời ngày hôm sau tại bệnh viện, khi mới 42 tuổi. Ngày 8/6/1968, ông được mai táng tại nghĩa trang quốc gia Arlington, nơi cũng là chốn an nghỉ cuối cùng của người anh trai, cố Tổng thống John F. Kennedy.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.