Aleppo - trận Stalingrad của thế kỷ XXI

(Ngày Nay) - Hơn 5 năm về trước, ngọn lửa của phong trào Mùa xuân Arab lan khắp khu vực Trung Đông và Bắc Phi, tạo nên một cơn địa chấn trên toàn thế giới Arab, Syria dĩ nhiên không phải là ngoại lệ và sau cái chết của hàng trăm nghìn người, một tia hy vọng đang lóe lên tại đất nước đã từng rất xinh đẹp này khi Aleppo, thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế của quốc gia sắp được hoàn toàn giải phóng. 
Những khoảnh khắc đau thương mà người dân Aleppo không thể quên
Những khoảnh khắc đau thương mà người dân Aleppo không thể quên

Khúc dạo đầu của chiến tranh

Kinh tế-xã hội là nguyên nhân chính gây ra các cuộc bạo loạn tại đa phần các quốc gia Arab. Dân số các nước Arab tăng chóng mặt trong mấy chục năm gần đây làm nảy sinh những hậu quả như tỉ lệ thất nghiệp cao… và khiến chính sách phúc lợi, trợ cấp xã hội của nhiều quốc gia gặp khó khăn.

Ở Syria, chính quyền được xây dựng dựa trên mối liên kết giữa người Alawite dòng Shia của Tổng thống Assad với các cộng đồng thiểu số khác, và tầng lớp thương gia, thị dân dòng Sunni ở các thành phố lớn như Damascus và Aleppo.

Vốn là một quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo dòng Sunni, chiếm hơn 70%. Trong khi phần lớn người Sunni trí thức ở thành thị ủng hộ chính quyền, thì những người ở nông thôn, vốn khép kín và bảo thủ lại là nguồn hỗ trợ về nhân lực chính cho các nhóm phiến quân và khủng bố. Các vùng nông thôn như Idlib, Deraa hay Đông Ghouta ở ngoại ô Damascus là thành trì của các nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan.

Ngày 6/3/2011, cảnh sát bắt quả tang 15 thiếu niên đang vẽ lên tường những khẩu hiệu chống đối chính quyền ở Deraa. Tin đồn về việc các thiếu niên này bị đánh đập và sát hại lan truyền làm nổ ra những cuộc biểu tình quy mô nhỏ ở khu vực này. Dù rằng sau đó những thiếu niên này đã được phóng thích nhưng làn sóng biểu tình vẫn không ngừng gia tăng dẫn đến việc người biểu tình đốt cháy trụ sở đảng Baath ở Deraa.

Các cuộc biểu tình ngày càng trở nên đẫm máu hơn khi ngày càng có nhiều nhân viên an ninh thiệt mạng, thậm chí có những vụ còn nhiều hơn những người biểu tình, tính chất bạo lực ngày càng gia tăng dẫn đến việc chính quyền Damascus quyết định dùng vũ lực trấn áp mạnh mẽ.

Điều này gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế lên án Tổng thống Assad. Còn trong nước, ngày càng nhiều binh lính và sĩ quan quân đội thuộc dòng Sunni đào ngũ về phía người biểu tình. Đây là nòng cốt dẫn đến sự hình thành các nhóm phiến quân Quân đội Syria tự do (FSA) vào cuối năm 2011, thực hiện các cuộc phục kích nhắm vào binh sĩ chính phủ.

Về mặt tổng thể, chính quyền Syria vẫn kiểm soát được tình hình trong suốt năm 2011 và nửa đầu 2012, chiến sự vẫn diễn ra ở mức lẻ tẻ khi quân nổi dậy chỉ phục kích các toàn tuần tra và ám sát các tướng lĩnh quân đội.

Tuy nhiên từ Hè 2012, với sự hỗ trợ trực tiếp của nước ngoài, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Arab vùng Vịnh, quân nổi dậy đánh chiếm các thị trấn dọc theo biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn tiếp tế dành cho phiến quân được khai thông.

Aleppo giữa vòng vây

Aleppo vốn là trung tâm kinh tế của Syria, với dân số 2 triệu dân, đây còn là một thành phố với các dấu ấn quan trọng trong suốt quá trình lịch sử của đất nước Syria.

Khu phố cổ ở trung tâm Aleppo, nổi bật là tòa lâu đài sừng sững trên đỉnh đồi là một biểu tượng vô cùng tự hào của thành phố.

Xung quanh thành phố tập trung rất nhiều các nhà máy, công xưởng, hầu hết người dân ở Aleppo nếu không ủng hộ chính quyền Assad thì cũng đứng ngoài cuộc trong cuộc khủng hoảng ở Syria vào buổi đầu, cho đến khi các nhóm phiến quân đến từ Idlib và các vùng nông thôn trên khắp tỉnh cùng một lượng lớn chiến binh Mujahideen ngoại quốc đổ về thành phố vào tháng 7/2012, phá tan sự yên bình ở nơi này.

Tràn vào thành phố, quân nổi dậy cũng tháo dỡ các trang thiết bị trong các nhà máy tại các KCN để bán qua Thổ Nhĩ Kỳ, các di tích lịch sử và cổ vật cũng bị vơ vét, buôn bán lậu sang Thổ, tổn thất về văn hóa là hết sức nặng nề.

Cho đến cuối năm 2012, quân nổi dậy đã kiểm soát hầu hết các quận phía Đông thành phố, cũng như ở khu phố cổ xung quanh pháo đài. Chiến sự đi đến mức bế tắc cho cả 2 phía tại trung tâm thành phố. Do quân chính phủ còn khá mạnh ở các quận phía Tây và được tiếp viện liên tục, phía phiến quân chuyển mục tiêu sang bao vây cô lập và triệt tiêu các nguồn tiếp tế cho quân chính phủ.

Mục tiêu đầu tiên là căn cứ Trung đoàn 46 ở ngoại ô phía tây thành phố.  Sau gần 2 tháng bao vây, vào cuối tháng 12/2012, căn cứ này thất thủ. Vật cản cuối cùng trên tuyến đường từ Idlib đến Aleppo được nhổ bỏ cho phiến quân cũng là điểm tiếp tế cuối cùng cho các binh sĩ chính phủ trong thành phố.

Aleppo - trận Stalingrad của thế kỷ XXI ảnh 1

Vào giữa năm 2013, các vị trí của quân chính phủ trong và quanh thành phố bị chia cắt thành các cụm sân bay quốc tế Aleppo phía Đông, 2 thị trấn Nubl Zahra của người Alawite ở Tây Bắc, các quận phía Tây và nhà tù Aleppo cùng bệnh viện Kindi phía Bắc thành phố.

Chiến sự đối với phiến quân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đầu tiên quân nổi dậy đánh chiếm Khan al Assal, một thị trấn đóng vai trò là chốt tiền tiêu ở phía tây thành phố. Trong trận đánh này, phiến quân lần đầu tiên sử dụng vũ khí hóa học để tấn công, và bắt sống hàng chục binh sĩ chính phủ, sau đó, một cuộc thảm sát đã diễn ra với các tù binh này.

Đến năm 2014, cứ điểm tại Bệnh viện Kindi bị xóa sổ sau hàng tháng trời cầm cự, với một đợt đánh bom tự sát bằng xe của phiến quân.

Cho tới thời điểm đấy, người ta đã nghĩ rằng số phận đã an bài với quân chính phủ ở thành phố này,việc thất thủ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Nhưng rồi trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó xuất hiện một đơn vị mới, do Đại tá Suheil Hassan chỉ huy, với tên gọi Đơn vị Hổ ở miền trung Syria. Nhiệm vụ đầu tiên của đội quân Hổ là giải vây cho thành phố Aleppo, suốt nửa đầu năm 2014, họ mở tuyến đường từ Hama lên Aleppo, khai thông cho sân bay quốc tế, và đặc biệt là chiến tích giải vây cho các binh sĩ ở nhà tù Aleppo bị bao vây suốt 2 năm liền. Đây cũng là dấu ấn làm nên tên tuổi của đội quân Hổ và Đại tá Hassan nói riêng.

Chiến sự ở Aleppo rơi vào thế bế tắc một lần nữa, khi quân của tướng Hassan (thăng cấp từ Đại tá) được điều đến các mặt trận khác, thiếu đi đội quân thiện chiến đó, các đợt phá vây liên tiếp của quân chính phủ nhằm vào 2 thị trấn Nubl Zahra của người Alawite đều bị bẻ gẫy với tổn thất nặng nề, hàng chục binh sĩ bị bắt sống.

Con đường gian nan tới giải phóng

Bước sang năm 2015, tình thế bỗng trở nên nguy kịch một lần nữa cho chính quyền Assad khi Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Vùng Vịnh đẩy mạnh hỗ trợ cho phiến quân, ngay lập tức quân nổi dậy đẩy bật quân đội Syria khỏi những ổ kháng cự còn lại ở tỉnh Idlib, gây thiệt hại nặng cho lực lượng Hổ của tướng Hassan khi ông này đưa quân đến tiếp viện.

Những diễn biến cho thấy sự trợ giúp từ Iran và các nhóm vũ trang Shia đã đến mức giới hạn, cần những nguồn lực to lớn hơn để bảo đảm sự tồn vong của chính quyền Assad. Chính vì thế mà cuối tháng 9 năm đó, Nga đã cử quân sang Syria để bắt đầu sứ mệnh của mình.

Điều này dẫn đến những thay đổi lớn mang tính chiến lược ở chiến trường, nhiều khu vực trước đây là bất khả xâm phạm đối với quân đội Syria thì nay với sự yểm trợ của không quân Nga, họ đã có thể làm chủ, giải vây cho sân bay Kweiris sau 3 năm bị vây hãm, cũng như cho 2 thị trấn của người Alawite ở Tây Bắc Aleppo.

Phía Iran và các đội quân của họ như Hezbollah, các nhóm vũ trang Shia từ Iraq và Afghanistan cũng trực tiếp tham chiến, giành lấy cho mình một phần lãnh thổ rộng lớn phía Nam thành phố Aleppo.

Song song đó, các lực lượng người Kurd, với sự trợ giúp từ Hoa Kỳ, cũng bắt đầu tham vọng độc lập của họ. Những chiến dịch nối tiếp nhau chống IS đã gần như nối liền lãnh thổ người Kurd kiểm soát từ Đông sang Tây Syria.

Ở phía Bắc Aleppo, lực lượng SDF do người Kurd lãnh đạo cũng mở rộng lãnh thổ bằng cách đánh chiếm phần đất do phiến quân kiểm soát gồm con đường nối thành phố Aleppo đến biên giới Thổ.

Diễn biến này vô hình trung đã giúp quân chính phủ Syria bớt được mối lo bị phiến quân tấn công từ hướng Bắc, khi vùng đất này đã bị các lực lượng người Kurd nắm quyền kiểm soát.

Với những lợi thế đó, thời điểm quân đội Syria tiến công giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố đã chín mùi.

Và điều gì phải đến sẽ đến, sau những cuộc tấn công mãnh liệt ở phía Bắc Aleppo, quân đội chính phủ Syria đã cắt đứt được tuyến đường cao tốc Castello, tuyến đường tiếp tế cuối cùng của phiến quân tại khu vực nội thành vào ngày 25/6/2016.

Phiến quân biết nếu bị cắt đứt các nguồn tiếp viện thì khả năng thất bại chỉ là thời gian, lực lượng ở bên ngoài thành phố và tại khu nội thành dồn tổng lực tấn công vào điểm yếu nhất trong vòng vây của quân đội chính phủ - khu vực Tây Nam thành phố. Sau những trận giao chiến ác liệt, với số lượng áp đảo, có sự hỗ trợ tối đa từ hỏa lực pháo binh, đã có những lúc phiến quân chọc thủng phòng tuyến của quân đội chính phủ để tiếp viện cho lực lượng trong nội thành.

Tuy nhiên, với sự yểm trợ không ngừng nghỉ của Không quân Nga và sự dũng cảm của lực lượng thân chính phủ Syria, lỗ thủng đã được vá lại sau vài ngày, không những thế còn được gia cố ngày càng vững chắc.

Sau 2 lần tổng tấn công với một lực lượng nhân lực và khí tài khổng lồ, phiến quân không những không giải vây được cho khu vực nội thành còn chịu thiệt hại lớn với hàng ngàn chiến binh và hàng chục lãnh đạo cao cấp.

Nhiều cuộc đàm phán và thỏa thuận ngừng bắn được đưa ra nhưng cả 2 phe đều biết đó chỉ là những giây phút bình yên trước cơn bão. Sau khi 2 lần mở hành lang cho người dân tại khu vực phía Đông Aleppo do quân nổi dậy kiểm soát di tản và kêu gọi các chiến binh thánh chiến đầu hàng, quân đội Syria quyết định mở chiến dịch tổng lực giải phóng thành phố.

Đây có thể coi là 1 diễn biến bất ngờ, và tình cờ nó lại trùng với 1 diễn biến bất ngờ không kém đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống đắc cử của Hoa Kỳ, đặc biệt là sau cuộc điện đàm của ông với Tổng thống Nga Putin, người mà ông Trump rất coi trọng và muốn hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố, Không quân Nga và quân đội Syria đã như bứt được rào cản cuối cùng để giải phóng toàn bộ thành phố chiến lược này.

Chỉ trong vòng 2 tuần ngắn ngủi, sau khi chiếm được khu căn hộ tại Hanano, quân đội Syria lần lượt chiếm được 40% rồi 80% và cho đến giờ là 95% lãnh thổ mà quân nổi dậy kiểm soát ở phía Đông thành phố. Quân nổi dậy từ rút lui chiến thuật đến nay có thể nói là đã tan vỡ hoàn toàn.

Bất chấp lời kêu gọi ngừng bắn mà thực chất là kéo dài thời gian cho lực lượng phiến quân có thời cơ hồi phục, những binh sỹ thuộc các đội đặc nhiệm Hổ, Đại bàng sa mạc và Hezbollah dần làm chủ từng khu nhà, góc phố tại thành phố này.

Song song với các hoạt động tấn công dồn dập, các hoạt động cứu trợ cũng như di tản dân thường được Nga và quân đội chính phủ Syria thực hiện thường xuyên và phần lớn trong số gần 200.000 dân thường bị kẹt lại ở phía Đông thành phố đã được an toàn.

Trận Stalingrad của thế kỷ XXI

Có thể nói, số phận của phiến quân tại Aleppo đã được an bài, khi họ từ bỏ những lời kêu gọi cuối cùng để rút khỏi thành phố này và quân đội Syria sau 4 năm đã làm nên 1 chiến thắng lịch sử, có thể coi như 1 trận Stalingrad của thế kỷ XXI.

Cách đây 73 năm, Hồng quân Liên Xô từ lúc chỉ còn giữ được 10% thành phố Stalingrad đã kiên cường chống cự và giải phóng được thành phố này từ tay phát xít Đức thì ngày nay, từ việc gần như toàn bộ thành phố Aleppo lọt vào tay phiến quân, những người lính Syria đã làm được điều kì diệu tương tự, tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và lực lượng ly khai tại quốc gia Trung Đông này.

Tuy rằng quân đội Syria đã phải rút bớt lực lượng để cứu nguy cho Palmyra, nơi đang bị IS tấn công mãnh liệt nhưng chiến thắng tại Aleppo đã có thể tính bằng ngày. Cuối cùng, sau 4 năm sống trong bom đạn, hy vọng đang lóe lên cho người dân Aleppo về một cuộc sống bình thường, người dân có  thực phẩm, được chăm sóc y tế, trẻ em được tới trường.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.