Asean - Trung Quốc thông qua khung COC: Bước tiến nhỏ trong giai đoạn bất thường

(Ngày Nay) - Việc Asean và Trung Quốc vừa thông qua phần khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) nhân hội nghị cấp bộ trưởng tại Philippines vừa qua chỉ là bước tiến nhỏ. Quá trình tiến tới COC thực chất sẽ còn là chặng đường dài.
Asean và Trung Quốc thông qua dự thảo khung COC ngày 6/8 tại Philippines. Ảnh: getty images.
Asean và Trung Quốc thông qua dự thảo khung COC ngày 6/8 tại Philippines. Ảnh: getty images.
Đó là nhận định của TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao, trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong ngày 7/8.
Ông có cho rằng việc Asean và Trung Quốc vừa thông qua phần khung Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông là bước đột phá hay tiến triển đáng kể?
Đây không phải đột phá mà là bước đi tất yếu, dù nhỏ nhưng tích cực, cho thấy hai bên thực sự nghiêm túc làm việc nhằm ổn định tình hình biển Đông, tiến tới duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông.
Ông có thể cho biết những nội dung trong phần khung COC là gì?
Khung COC cơ bản đã được thống nhất sau 4-5 cuộc họp ở cấp làm việc và lãnh đạo cấp SOM của Asean và Trung Quốc đã thảo luận để thống nhất những nội dung liên quan đến cấu trúc, nội hàm chính của COC, cơ sở pháp lý, mong muốn hai bên đạt được…
Trong đó đề cập rằng COC sẽ mang tính ràng buộc pháp lý hay không?
Đó là chỉ là khuôn khổ, là nội dung chính, nên một số nội dung vẫn để ngỏ, như mức độ ràng buộc về pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp khi có COC nhưng vẫn phát sinh tranh chấp…
Được biết Asean và Trung Quốc sẽ bắt đầu thương lượng COC vào tháng 11 năm nay. Vậy Việt Nam kỳ vọng gì vào điều này?
Thật ra Trung Quốc gọi là trao đổi, tham vấn chứ không phải đàm phán. Hai bên đã có khung COC, nhưng từ khung ra được COC là bước đi dài, còn mất nhiều thời gian. Kỳ vọng của Việt Nam là muốn có COC thực chất, làm nền tảng tiến tới xây dựng COC đầy đủ, có ràng buộc về pháp lý và có hiệu lực trong quản lý tranh chấp cũng như xử lý các vấn đề khác ở cả khu vực biển Đông, chứ không chỉ trong quan hệ Asean – Trung Quốc.
Yên tĩnh lạ thường
Sau phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện Trung Quốc do Philippines đệ trình, việc Trung Quốc thống nhất với Asean để đưa ra khung COC có phải cách Trung Quốc khiến người ta nghĩ rằng tình hình biển Đông đang hạ nhiệt?
Sau phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc và Asean đã có nhiều cuộc trao đổi với nhau, trong đó có cuộc họp ở Côn Minh vào tháng 6 năm ngoái, rồi đến tháng 9 lãnh đạo cấp cao ngồi với nhau tại Vientiane, Lào, và thống nhất được 3 nội dung: thứ nhất là lập đường dây nóng giữa các bộ ngoại giao các nước Asean và Trung Quốc để xử lý các vấn đề phát sinh trên biển, thứ hai là áp dụng Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) để xử lý các vụ việc, nhưng chỉ dùng cho hải quân; thứ ba là hoàn thiện khuôn khổ COC vào giữa năm nay. Việc thông qua khung COC là để thực hiện một trong ba cam kết của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc với Asean. Đó là bước tiến cho thấy Trung Quốc đã cam kết và thực thi nghiêm chỉnh. Dù đó là bước tiến nhỏ và để đạt được COC như chúng ta mong muốn thì còn cả một chặng đường dài
Asean - Trung Quốc thông qua khung COC: Bước tiến nhỏ trong giai đoạn bất thường ảnh 1 

TS Trần Việt Thái.

Những gì đã xảy ra cho thấy Trung Quốc tham gia Tuyên bố về ứng xử của các bên liên quan trên biển Đông (DOC) nhưng vẫn vi phạm, vẫn bồi đắp và quân sự hóa biển Đông, nên có ý kiến cho rằng dù Trung Quốc và Asean đưa ra khung COC hay sau này đạt được COC thì Trung Quốc vẫn sẽ nói một đằng làm một nẻo. Ông nghĩ sao về đánh giá này?
Thực ra đến bây giờ họ mới thông qua khung COC ở cấp bộ trưởng, nên nếu nói họ nói một đằng làm một nẻo thì phải có thời gian để chứng minh chuyện đó. Nhưng ít nhất những cam kết mà họ đưa ra từ tháng 9 năm ngoái đến nay họ đã thực hiện xong. Sau này họ thực hiện như thế nào cần thời gian mới kiểm chứng được.
Đánh giá về tình hình biển Đông, Trung Quốc nói rằng hiện nay đang là giai đoạn “hạ nhiệt”, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thực chất không phải vậy vì Trung Quốc vẫn đang tiếp tục thực hiện các kế hoạch quân sự hóa của họ trên biển Đông. Vậy ông đánh giá tình hình biển Đông hiện nay như thế nào?
Hơn 1 năm sau phán quyết của Tòa trọng tài, tôi phải dùng từ “ổn định bất thường” để mô tả về tình hình biển Đông hiện nay. Dự đoán ban đầu là sau phán quyết sẽ có những hành động trả đũa, tình hình sẽ bất ổn, nhưng đến nay thì mọi việc lại yên tĩnh lạ thường. Trong sự yên tĩnh đó có những động thái, những chuyển động bất thường, ví dụ như việc Philippines và Trung Quốc điều chỉnh chính sách, Trung Quốc tiếp tục sự hiện diện và quân sự hóa các đảo. Những dấu hiệu đó cho thấy sự bất thường. Nhưng ổn định vẫn tốt hơn nếu tình hình phức tạp hơn. Dù sao đi nữa vẫn phải nỗ lực để quản lý nó.
Theo Tiền Phong
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.