Bất ngờ khi sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam là sư huynh Diệp Vấn

Nguyễn Tế Công - sư tổ sáng lập ra phái Vịnh Xuân Quyền ở Việt Nam từng học chung một thầy với Diệp Vấn và là sư huynh của vị nhất đại tông sư nổi tiếng.
Bất ngờ khi sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam là sư huynh Diệp Vấn

Theo nhiều ghi chép lịch sử, Vịnh Xuân Quyền ra đời cách đây khoảng 400 năm do Ngũ Mai sư thái được coi là sư tổ sáng tạo ra những chiêu thức tiền khởi của Vịnh Xuân Quyền. Bà truyền cho đồ đệ là nàng Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của một danh thủ quyền thuật dòng Nam Thiếu Lâm tên là Nghiêm Nhị.

Kể từ đó trở đi, võ Vịnh Xuân Quyền được truyền lại cho các thế hệ sau, tuy nhiên mỗi đời sư phụ chỉ được truyền võ công lại cho 1 học trò. Tuy nhiên kể từ đời thứ 7, hai học trò của Lương Bích, Trần Hoa Thuận là Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn đã giúp Vịnh Xuân Quyền được truyền bá rộng rãi.

Nguyễn Tế Công sinh năm 1873 tại một gia đình giàu có ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc. Đầu tiên ông theo học Hoắc Bảo Toàn nổi tiếng về Vịnh Xuân Quyền ở Phật Sơn, lại giỏi đạo pháp. Sau khi học Hoắc Bảo Toàn, hai anh em Tế Công và Kỳ Sơn lại tiếp tục theo học Phùng Thiểu Thanh và tiếp đó là học Trần Hoa Thuận.

Bất ngờ khi sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam là sư huynh Diệp Vấn ảnh 1

Sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam - Nguyễn Tế Công (ngồi giữa).

Theo những ghi chép lịch sử, Nguyễn Tế Công sang Việt Nam lánh nạn vào cuối năm 1939. Lúc đầu ở Hải Phòng sau cụ chuyển về phố Hàng Buồm. Tế Công thu nhận một số đồ đệ người Hoa và người Việt như Trần Văn Phùng, Trần Thúc Tiển, Ngô Sĩ Quý... Nguyễn Tế Công rời Hà Nội năm 1954 để vào Sài Gòn, sau đó các học trò lần lượt mở lớp dạy Vịnh Xuân Quyền và từ đó hình thành nhiều nhánh Vịnh Xuân.

Năm 1960 cụ qua đời ở tuổi 84, để lại ở Việt Nam một kho tàng kiến thức đồ sộ về Vịnh Xuân. Các môn sinh của ông đã gìn giữ và phát huy kho tàng kiến thức này và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đại sư Nguyễn Tế Công đã được các môn sinh suy tôn là Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam.

Tại sao Tế Công sang Việt Nam

Nghe nói ông vốn họ Hồ, sau khi xuất sư làm bảo tiêu kiếm sống. Từ Quảng Đông đến Vân Nam là con đường khắc nghiệt, đem theo một cặp Bát Trảm Đao và cây côn, ông đã hạ thủ quá nhiều địch nhân, nên ông lánh sang Việt Nam tránh truy sát. Vốn có nghề thuốc, ông ở tạm một nhà người Hoa ở Hàng Buồm và mở phòng mạch, bốc thuốc, chủ yếu chữa bong gân, gãy xương. Lúc đầu ông chỉ dạy võ cho người Hoa, rồi mãi đến hai ba mươi năm sau mới dạy cho người Việt.

Tế Công đánh Tây đen

Ông cả ngày chẳng nói câu nào, đi, đứng, ngồi cứ nhắm mắt như ngủ. Ông thường mặc quần áo thụng, đội mũ vải sụp che cả mắt, hai tay lồng vào nhau, cứ lầm lũi đi trên hè phố Hàng Đào. Có một anh Tây đen trông lạ mắt cứ đi theo xem, rồi không nhịn được, anh Tây đen vượt lên thò tay giật mũ trên đầu ông Tế Công, chỉ thấy ông chúi một tí anh Tây đen chụp hụt, làm mấy lần liền đều hụt làm anh ta cáu tiết nên chặn hẳn lại vồ cả hai tay, bỗng một cùi chỏ bay ra làm anh ta té nhào còn ông Cống vẫn áo thụng chùm mũ lùi lũi đi trên hè phố.

Tế Công so tay với Chung sư phụ

Chung sư phụ là một võ sư Hồng Gia chân truyền, những năm 1930, 1940, ông rất nổi tiếng trong giới Hoa Kiều ở Hà Nội. Một lần Chung sư phụ gặp ông Tế Công ở Hàng Giầy, hai sư phụ đùa nhau thế nào mà cuối cùng là thi co tay. Ông Tế Công mắt lúc nhắm lúc mở, trông hơi cười cười, Chung sư phụ lên gân, vận lực hét hây hây. Tế Công cứ co lên co xuống trông rất bình thản, đoạn nói : “ Hây a, hòa lớ, không thắng được a.”

Tế Công cho Lý Văn Quảng đấm

Bốc xơ, Lý Văn Quảng dạy cho đám Sinh, Xuân ở khách sạn Đồng Lợi, một bữa nghe học trò khoe có ông Tế Công cho người khác đấm vào người thoải mái mà không làm sao. Lý Văn Quảng không tin, bảo : “Vớ vẩn, cho quả móc thì ruột lộn lên phổi.” Một học trò dẫn đến, thấy ông Tế Công nhắm mắt nói cứ đấm, Lý Văn Quảng đấm một hồi mệt cả người rồi bị một đòn cầm nã kéo lại, rồi bị phất một cái ngã lăn.

Sư huynh của Diệp Vấn

Võ sư nổi tiếng Diệp Vấn, sư phụ của Lý Tiểu Long từng là sư đệ của Sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam

Lịch sử cũng có ghi lại, gia đình ông Tế Công ở ngay gần gia đình Diệp Vấn. Khi gia đình Diệp Vấn gặp khó khăn, gia đình Tế Công thường xuyên giúp đỡ. Hai bên có mối quan hệ với nhau rất thân thiết.

Bất ngờ khi sư tổ Vịnh Xuân Quyền Việt Nam là sư huynh Diệp Vấn ảnh 2

Sư phụ Diệp Vấn và Lý Tiểu Long.

Nguyễn Tế Công hơn Diệp Vấn 16 tuổi, cả hai đều là học trò đời thứ 7 của Vịnh Xuân, nhưng Tế Công là người được học võ trước nên tinh thông võ nghệ. Lý thuyết thì vị Sư tổ Vịnh Xuân Việt Nam chỉ là sư huynh của Diệp Vấn, nhưng cũng có thể coi Tế Công là sư bá của Diệp Vấn, bởi Tế Công đã từng dạy võ cho vị "nhất đại tông sư Hồng Kông" hồi còn ở Quảng Đông.

Gần nhà, cùng học võ Vịnh Xuân Quyền rồi cùng phải phiêu bạt xa quê hương, cuộc đời của Nguyễn Tế Công và Diệp Vấn có rất nhiều điều tương đồng. Họ đều là những người giỏi võ thuật, và có công trong việc quảng bá võ Vịnh Xuân đến toàn thế giới.

Một điểm chung lớn nhất, họ đã tạo dựng được cơ đồ ở nơi "đất khách quê người" khi đều trở thành những vị Sư tổ võ thuật ở Việt Nam và Hồng Kông.

J.K

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.