Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?

Diễn ra 4 năm 1 lần, bầu cử Tổng thống Mỹ là một trong những hoạt động thu hút hàng trăm triệu người dân Mỹ. Vậy, bầu cử Tổng thống Mỹ gồm những công việc gì?
Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ngày 12/4 (giờ địa phương), đã chính thức mở chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Vậy, bầu cử Tổng thống Mỹ là gì? Nó gồm các giai đoạn nào? và Tổng thống Mỹ là người có quyền hành ra sao?.... Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây:

Bầu cử Tổng thống Mỹ là gì?

Việc bầu cử tổng thống Mỹ là việc chọn lựa người làm tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm, bắt đầu từ trưa Ngày Nhậm chức (20 tháng 1 năm sau cuộc bầu cử). Các cuộc bầu cử được chính quyền mỗi tiểu bang (chứ không phải do Chính phủ liên bang) tổ chức. Bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra 4 năm một lần.

Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào? - anh 1

Bầu cử Tổng thống Mỹ thu hút hàng chục triệu người dân xứ cờ hoa

Bầu cử tổng thống là một quá trình gián tiếp. Theo hiến pháp, chỉ có Đại cử tri đoàn Mỹ mới có quyền bầu chọn tổng thống trực tiếp. Các thành viên trong đại cử tri đoàn cho mỗi tiểu bang được tiểu bang đó chọn, và họ có quyền bầu cho bất cứ cá nhân nào, nhưng họ rất hiếm khi bầu cho những nhân vật khác người được chỉ định. Số phiếu được đếm và chứng nhận vào đầu tháng 1. Người nào giành được trên nửa số phiếu sẽ là người thắng cuộc.

Các giai đoạn của bầu cử Tổng thống Mỹ

Bầu cử Tổng thống Mỹ gồm 5 giai đoạn:

Giai đoạn khởi đầu

Một chính trị gia có tham vọng trở thành tổng thống Mỹ sẽ thành lập một uỷ ban. Uỷ ban này sẽ tìm hiểu, thăm dò triển vọng của vị chính trị gia đó và quyên góp tiền bạc để vận động tranh cử.

Nếu như không giành được sự quan tâm của cử tri, thì họ sẽ tự động rút lui. Nếu kết quả khả quan thì họ sẽ ra ứng cử tổng thống.

Xem thêm:

1. Hillary Clinton sẽ là nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ?

2. Facebook bà Clinton thu hút nửa triệu Like từ con số 0

3. Tổng thống Mỹ và cuộc gặp mang tính bước ngoặt lịch sử với ông Raul Castro

Giai đoạn vận động ứng cử

Đây là giai đoạn các ứng viên (thuộc cùng một đảng) cạnh tranh trong nội bộ đảng để được chọn là ứng viên duy nhất ra tranh chức tổng thống với đảng khác. Các ứng viên phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc để quảng cáo, tuyên truyền, vận động các cử tri ủng họ cho mình.

Các ứng viên tổ chức vận động ở các tiểu bang để kêu gọi cử tri ủng hộ mình. Tại mỗi bang, cử tri chọn ra đại diện của tiểu bang đi dự đại hội đảng toàn quốc. Có hai cách thức chọn đại diện:

• Một số bang chọn cách bỏ phiếu kín (còn gọi là Caucus): ban lãnh đạo đảng họp kín tại trường học, nhà riêng hay một nơi nào đó để chọn ra đảng viên tích cực; những người được chọn đã tuyên bố ủng hộ ứng viên nào.

• Một số bang chọn cách thức bầu cử sơ bộ (hay gọi là primary): những cử tri có đăng ký bỏ phiếu chọn đại diện tham dự đại hội đảng.

Giai đoạn tổ chức đại hội đảng

Đại hội đảng tổ chức vài tháng trước cuộc bầu cử tổng thống để chọn ứng viên ra tranh chức tổng thống. Thường thì trước khi diễn ra đại hội người ta đã biết ứng viên nào được tuyển chọn dựa vào các cuộc vận động của các ứng viên tại các tiểu bang.

Ứng viên chiến thắng sẽ chọn một người cùng ra tranh chức Phó tổng thống, thường là một trong số những người thua cuộc.

Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào? - anh 2

Nếu thắng trong chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton sẽ là vị nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ

Giai đoạn vận động tranh cử

Đây là giai đoạn quyết định trong quá trình tranh cử tổng thống. Đây là thời điểm ứng viên của hai đảng (Dân chủ và Cộng hoà) đối đầu trực tiếp với nhau.

Họ phải chi những khoản tiền khổng lồ cho cuộc vận động. Hai ứng viên tổ chức những hoạt động quảng cáo, tuyên truyền nhằm lôi kéo sự ủng hộ. Và cử tri cũng rất quan tâm tới các cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng viên.

Đa số các bang đã thể hiện sự ủng hộ cho ứng viên nào. Tuy nhiên, một vài bang đến giờ chót vẫn chưa thể hiện sự ủng hộ cho ứng viên nên được gọi là "bang giờ chót". Vài tuần cuối trước khi bầu cử, các ứng viên sẽ tập trung vận động ở các bang này.

Giai đoạn bầu cử

Cuộc bầu chọn tổng thống Mỹ được tổ chức vào ngày thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11.

Tổng số đại cử tri của Mỹ là 538 người. Một ứng viên muốn trở thành tổng thống phải giành được số phiếu tối thiểu là 270.

Ở các tiểu bang, ứng viên nào giành được nhiều nhất phiếu cử tri thì giành được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn.

Tổng thống Mỹ là ai?

Tổng thống Mỹ là nguyên thủ quốc gia (head of state) và cũng là người đứng đầu chính phủ (head of government) Mỹ.

Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặt ảnh hưởng và được công nhận như vậy tại Mỹ.

Bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào? - anh 3

Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Barack Obama, tổng thống thứ 44 của Mỹ

Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của chính phủ liên bang Mỹ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc Mỹ bầu lên (người kia là Phó Tổng thống Mỹ).

Tổng thống được dân chúng bầu lên một cách gián tiếp thông qua Đại cử tri đoàn trong một nhiệm kỳ bốn năm. Kể từ năm 1951, các Tổng thống Mỹ chỉ được phục vụ giới hạn hai nhiệm kỳ theo Tu chính án 22, Hiến pháp Mỹ.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm là ông Barack Obama. Ngày 20 tháng 1 năm2009, Barack Obama trở thành vị tổng thống lần thứ 44 và hiện tại của Mỹ.

Trang Ly (T/h)
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.