Bé gái sơ sinh nặng nhất thế giới chào đời ở Ấn Độ

Cả gia đình và các bác sỹ đều hết sức ngạc nhiên với trọng lượng 6,8 kg của đứa trẻ này. Mẹ bé Nandini, cao 1m75 và nặng khoảng 94kg và cũng không nghĩ cô sẽ sinh em bé nặng đến vậy.
Bé gái sơ sinh nặng nhất thế giới chào đời ở Ấn Độ
Bé gái sơ sinh nặng nhất thế giới chào đời ở Ấn Độ ảnh 1

Một bé gái sơ sinh nặng khoảng 6,8kg vừa chào đời tại Ấn Độ. Bé được coi là bé gái sơ sinh nặng nhất thế giới, Telegraph đưa tin.

Theo đó, bé gái chưa được đặt tên chào đời bằng phương pháp đẻ mổ hôm 23/5. Mẹ bé là Nandini, 19 tuổi. Bé gái có cân nặng “khủng”, bằng trọng lượng trung bình của một bé 6 tháng tuổi và gấp đôi trọng lượng trung bình của một trẻ sơ sinh.

“Trong suốt 25 hành nghề, tôi chưa từng thấy bé sơ sinh nào nặng đến vậy. Quả là kỳ diệu. Tôi tin rằng em không chỉ là bé sơ sinh nặng nhất Ấn Độ mà còn là bé gái sơ sinh nặng nhất thế giới”, bác sỹ Venkatesh Raju, quan chức y tế địa phương cho hay.

Bé gái sơ sinh nặng nhất thế giới chào đời ở Ấn Độ ảnh 2

Bà mẹ 19 tuổi. Ảnh: Telegraph

“Cô bé mang đến cho chúng tôi bất ngờ lớn. Ca sinh mổ kéo dài nửa giờ đồng hồ và hoàn toàn không có vấn đề gì. Bé rất xinh xắn và không gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào”, Poornima Manu, một trong những người thực hiện ca mổ nói.

Theo các bác sỹ, cân nặng của bé gái trên vượt qua kỷ lục 6,6kg của bé gái nặng nhất thế giới Carisa Rusack, chào đời hồi năm 2014 tại Massachusetts, Mỹ. Kỷ lục thế giới của bé sơ sinh nặng nhất thế giới đang thuộc về bé trai Carmelina Fedele với 10,2kg, chào đời tại Ý hồi tháng 9/1955.

Theo Tiền Phong

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.