Bi kịch những người con nuôi Hàn Quốc trên đất Mỹ

(Ngày Nay) - Phillip Clay được một gia đình người Mỹ ở Philadelphia nhận làm con nuôi lúc 8 tuổi. Nhưng 29 năm sau, vào năm 2012, sau nhiều lần bị bắt giữ do liên quan tới ma túy, Clay đã bị trục xuất trở lại nơi sinh của mình, Hàn Quốc. Clay chỉ là một trong vô số các trường hợp bị trục xuất khỏi Mỹ như vậy.
Monte Haines làm việc tại một nhà hàng ở Seoul sau khi bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. (Nguồn: NYT)
Monte Haines làm việc tại một nhà hàng ở Seoul sau khi bị chính quyền Mỹ trục xuất về nước. (Nguồn: NYT)

Khi trở về nước, Clay không thể nói tiếng bản địa, không hề biết bất cứ ai và không nhận được sự hỗ trợ cần thiết cho các vấn đề tâm lý của mình. Cuối cùng, vào ngày 21-5 vừa qua, Clay đã tự kết liễu cuộc sống của mình, nhảy từ tầng 14 một tòa nhà chung cư ở phía Bắc thủ đô Seoul, lúc đang 42 tuổi.

Vụ việc con nuôi bị trục xuất tự tìm đến cái chết này đã nhắc lại cho nước Mỹ một vấn đề cấp thiết của họ: Những con nuôi từ nước ngoài chưa từng nhận được quyền công dân. Chiến dịch Quyền của Con nuôi, một nhóm hoạt động, ước tính rằng có khoảng 35.000 người được các gia đình Mỹ nhận nuôi nhưng không có quyền công dân.

Ông Clay chỉ là một trong số rất nhiều người khác được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi một cách hợp pháp khi còn nhỏ, nhưng sau đó nhiều thập kỷ lại bị trục xuất về nước sở tại hoặc bị trục xuất do vi phạm luật pháp. Một số thậm chí còn không nhận thức được rằng họ không phải công dân Mỹ cho đến khi bị yêu cầu phải rời khỏi nước này.

Những người con nuôi ở Mỹ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng con số lớn nhất lại là từ Hàn Quốc, nước từng là nơi có số trẻ em được nhận nuôi hàng đầu.

Nhưng khi bị trục xuất trở về nước, những người con nuôi này - giờ đã lớn tuổi - không có nơi nào để đi, hoặc thường phải sống vật vờ trên đường phố. Ở Hàn Quốc, từng có thông tin về một người bị trục xuất dạng này bị kết án tù giam vì cướp ngân hàng bằng một khẩu súng đồ chơi. Một vụ việc khác cũng ghi nhận một người có vấn đề về tâm lý như ông Clay bị cáo buộc tội danh cố ý gây thương tích.

Chính phủ Hàn Quốc hiện nay cũng không nắm được chính xác có bao nhiêu trong tổng số 110.000 trẻ em nước này được các gia đình Mỹ nhận nuôi trong khoảng những năm 1950, đã bị trục xuất về nước. Điều này là do khi Mỹ trục xuất công dân Hàn Quốc, họ không hề thông báo cho chính quyền Seoul. Vậy nên khi đã bị trục xuất, những người này thường phải tự lo cho bản thân và không hề được lưu hồ sơ.

“Tất cả những gì tôi có lúc đó là 20 USD, tôi còn không biết mình đang đứng ở đâu” - Monte Haines, kể lại thời gian ông vừa bị trục xuất trở về Seoul năm 2009, 30 năm sau khi được một gia đình Mỹ nhận nuôi - “Không có ai ở đó để tôi hỏi cả”.

Theo tổ chức Chiến dịch Quyền của Con nuôi, các gia đình Mỹ đã nhận nuôi trên 350.000 trẻ em từ nhiều nước trên thế giới kể từ những năm 1940 đến nay, tuy nhiên chính quyền để cho các bậc cha mẹ lo về quyền công dân của những đứa trẻ này. Vấn đề ở chỗ, nhiều người không nhận thức được rằng, những đứa trẻ mà họ nhận nuôi không phải tự nhiên mà được hưởng quyền công dân.

Năm 2000, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Quyền Trẻ em, trong đó tự động trao quyền công dân cho những đứa trẻ được công dân Mỹ nhận nuôi. Tuy nhiên đạo luật lại không mang tới lợi ích cho những đứa trẻ được nhận nuôi từ trước đó, mà nay đã lớn tuổi.

Chính điều này đã khiến những người từng được nhận nuôi có tiền án, như ông Clay và Haines, trở thành mục tiêu của các đợt trục xuất khi mà Mỹ ngày càng trở nên mạnh tay hơn trong vấn đề ngăn chặn người nhập cư trái phép.

“Khi còn là trẻ con, tôi không hề yêu cầu ai mang tôi tới Mỹ, tôi không yêu cầu được học tiếng Anh. Tôi không yêu cầu được học văn hóa của Mỹ” - Adam Crapser, người mới bị trục xuất về Hàn Quốc hồi năm ngoái khi ông 41 tuổi, sau 38 năm sống trên đất Mỹ, nói - “Và giờ tôi bị buộc phải trở về Hàn Quốc, tôi đã mất gia đình bên Mỹ”.

Ông Crapser, người đã phải bỏ lại người vợ cùng 3 cô con gái ở nước Mỹ, đã bị cha mẹ nuôi từ bỏ sau đó lại tiếp tục bị cặp cha mẹ nuôi thứ hai lạm dụng trong nhiều năm. Ông từng có nhiều tiền án, trong đó có các cáo buộc trộm cắp.

Ông Crapser, người chưa từng đi ra nước ngoài khi sống ở Mỹ, cho hay ông thậm chí không thể đọc nổi một biển báo khi đặt chân xuống sân bay Incheon ở Seoul. Những gương mặt người Hàn và thứ ngôn ngữ của họ đã khiến cho ông bị sốc.

Hiện tại, việc trục xuất đã khiến mối quan hệ của ông và vợ trở nên căng thẳng, trong khi ông chưa được gặp con gái đã 15 tháng nay. Đang sinh sống trong một căn hộ nhỏ ở Seoul, ông Crapser cho hay ông phải vật lộn hàng ngày để tránh sự tuyệt vọng trong khi cơ hội việc làm của ông cũng hết sức hạn chế.

Ông Haines, một người cũng bị trục xuất về Hàn Quốc, cho hay ông khó có thể trả tiền thuê nhà và mua thức ăn chỉ với đồng lương 5 USD/giờ làm nhân viên phục vụ bàn ở Seoul.

“Tôi đã bắt đầu sống ở đây trong 8 năm rưỡi, và đến nay vẫn cảm thấy hết sức khó khăn để sống sót” - Haines nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.