Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại

Alexander Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Napoléon Bonaparte, Tướng Võ Nguyên Giáp.... là bốn trong những vị tướng tài giỏi có biệt tài quân sự đỉnh cao trong lịch sử.
Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại

Thời Cổ đại

Alexandros Đại đế (356 – 323 TCN)

Alexander Đại đế còn gọi là Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7/356 TCN - mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN - 323 TCN) và được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 1

Alexander Đại đế là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử

Ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.

Biệt tài:

Alexandros Đại đế đã chiến đấu 17 trận mà không một trận thua với tổn thất quân đội của ông không quá 16%.

Ông đã sử dụng chiến thuật mà hcoj giả ngày nay gọi là “Bẫy chuột của Alexander” trong trận với vua Darius III nhà Achaemenes.

Hannibal Barca (247 – 183 TCN)

Hannibal Barca vị tướng lĩnh quân sự người Carthage (thuộc Tunisia ngày nay) từng 2 lần đánh thắng quân La Mã ở Trebia và Lake Trasimene.

Biệt tài:

Với phát minh ra đội hình giàn quân hình bậc thang thay cho đội hình phalanx được áp dụng từ thời Hy Lạp cổ đại, ông được đánh giá là chiến lược gia quân sự xuất sắc.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 2

Tượng Hannibal Barca

Ở trận Cannae, ông đã sử dụng chiến thuật gọng kìm bằng cách bố trí quân lính kém tinh nhuệ vào trung tâm, còn những kỵ binh tinh nhuệ nhất được bố trí ở 2 cánh.

Julius Caesar (100 – 44 TCN)

Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar, lãnh tụ chính trị quân sự và chính trị của La Mã, khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoléon Bonaparte.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 3

Tượng Julius Caesar

Biệt tài:

Caesar không phải là vị tướng bách chiến bách thắng, nhưng mưu lược tài tình của ông vẫn được nhiều người đánh giá cao qua việc đắp lũy bao vây để cô lập đối phương ở Alesia (trong trận chiến xứ Gaule) vào năm 52 TCN, chiến thắng trước đội quân đông hơn nhiều lần của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces xứ Pontos trong trận đánh tại Zela.

Thời Phong kiến

Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227)

Thành Cát Tư Hãn là người có công sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 4

Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng với lối đánh chiến tranh tâm lý

Biệt tài:

Ông đã phát minh ra chiến thuật tấn công linh hoạt. Những kỵ binh trong đội quân của ông được huấn luyện bắn cung cực kì chính xác khi đang phi ngựa nước đại. Ông còn nổi tiếng với lối đánh chiến tranh tâm lý.

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1232 – 1300)

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất, một vị danh tướng anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 5

Tượng Đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Biệt tài:

Ông đã từng đánh bại đạo quân thiện chiến vô địch của con cháu Thành Cát Tư Hãn. Sau chiến thắng 1288, đế chế Mông Cổ bắt đầu suy yếu và tan rã trên phạm vi toàn thế giới. Hoàng gia Anh đã tặng đức Thánh Trần danh hiệu Người đánh bại đế chế Mông Cổ.

Thời Cận đại

Napoléon Bonaparte (1769 – 1821)

Napoléon Bonaparte là một nhà quân sự và nhà chính trị kiệt xuất người Pháp. Ông là Hoàng đế Pháp trị vì từ năm 1804 đến năm 1815.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 6

Napoléon Bonaparte rất giỏi trong việc sử dụng gián điệp

Biệt tài:

Áp dụng những ý tưởng quân sự thông thường vào các tình huống thực tế đã làm nên những vinh quang quân sự của ông, chẳng hạn như việc sử dụng sáng tạo pháo binh như một lực lượng linh hoạt để hỗ trợ cho bộ binh.

Ông rất giỏi trong việc sử dụng gián điệp và có thể thắng trận bằng cách che đậy việc triển khai quân và tập trung quân vào điểm mấu chốt của mặt trận bị suy yếu của đối phương.

Thời Hiện đại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013)

Tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và là chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương, chiến tranh Việt Nam.

Biệt tài dụng quân của những vị tướng giỏi nhất mọi thời đại - anh 7

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) được Viện Hàn Lâm hoàng gia Anh vinh danh là bậc thầy của chiến tranh du kích

Xem thêm:

1. Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử

2. Hé lộ thông tin báu vật về ngôi mộ cổ thời Alexander Đại đế

3. Những bí ẩn thời cổ đại làm đau đầu các nhà khoa học

4. Những bí ẩn khảo cổ có nguy cơ không bao giờ được giải mã

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948, Người trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi.

Đại tướng được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi Mỹ rút quân ra khỏi bán đảo Đông Dương sau Hiệp định Paris (1973).

Viện Hàn Lâm hoàng gia Anh vinh danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đánh đổ hai chế độ thực dân cũ và mới, bậc thầy của chiến tranh du kích.

Trang Ly (T/h)

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.
Giáo sư Nguyễn Quý Đạo chia sẻ về cuốn tự truyện của mình.
"Bốn mùa - Một cuộc đời" - Lời tự sự của nhà khoa học Việt Nam trên đất Pháp
(Ngày Nay) - “Bốn mùa - Một cuộc đời” vừa ra mắt công chúng tại Pháp là cuốn tự truyện của Giáo sư Nguyễn Quý Đạo, tác giả và đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học, đồng thời là nhà hóa học người Việt Nam có tầm ảnh hưởng trong giới tri thức Pháp cũng như cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Pháp.