Canh bạc tỷ đô của Amazon tại Ấn Độ

Với tổng vốn đầu tư lên 5 tỷ USD, Amazon đang muốn chứng minh sức mạnh của mình tại thị trường đông dân đầy tiềm năng này.
CEO Amazon tại Ấn Độ vào tháng 9/2014. Ảnh: Bloomberg
CEO Amazon tại Ấn Độ vào tháng 9/2014. Ảnh: Bloomberg

Khi Jeff Bezos khoác lên mình chiếc áo bandhgala (loại áo truyền thống của Ấn Độ) 2 năm trước và chụp một bức hình tại quốc gia này, ông không chỉ nhằm mục đích quảng cáo cho Amazon tại đây. Vị CEO của website thương mại điện tử lớn nhất thế giới còn dùng danh tiếng của mình để đưa doanh nghiệp tiến vào thị trường thương mại điện tử mới nổi.

Hai năm sau thời điểm đó, Amazon Ấn Độ bán 80 triệu sản phẩm, hơn 120.000 người kinh doanh và trên 2 tá nhà kho. Amit Agarwal, người thay Bezos quản lý doanh nghiệp tại thị trường này đang muốn biến Amazon trở thành địa chỉ bán hàng trực tuyến tốt nhất cả nước khi mùa mua sắm cho Diwali, một trong những lễ hội lớn nhất Ấn Độ đang cận kề.

Được biết đến với cái tên "Lễ hội của ánh sáng", Diwali đồng thời được xem là sự kiện bán lẻ lớn nhất Ấn Độ khi người tiêu dùng mua mọi thứ từ quần áo tới đồ điện tử, trang sức và cả xe hơi. Theo công ty tham vấn RedSeer, dân Ấn sẽ chi khoảng 1,7 tỷ USD để mua trên mạng trong dịp Diwali năm nay.

Flipkart Ltd., website bán lẻ lớn của Ấn Độ và đối thủ Snapdeal nhận thức rằng họ sẽ đối mặt với cuộc kiểm tra mang tính sống còn năm nay, khi Amazon đang tấn công mạnh mẽ. Quảng cáo của cả 3 thương hiệu đều tràn ngập trên các mặt báo, chương trình truyền hình và bảng xếp hạng thời gian này, tung ra các khuyến mại giảm giá nhân dịp Diwali và biến sự kiện này trở thành mùa mua sắm online thứ 3 hàng năm.

"Dịp năm nay có thể quyết định ai là người thắng cuộc cuối cùng. Ai thua sẽ suy sụp còn người thắng có thêm tự tin trong cuộc chơi lớn này", Harash Chawla, chuyên gia tại quỹ đầu tư tư nhân Value Fund Advisors Ấn Độ nhận định.

Tiếp cận khách hàng tại Ấn Độ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Unilever VN và P&G là minh chứng rõ ràng nhất khi cả hai đã mất hàng thập kỷ để tìm đường tiến vào thị trường này. Ấn Độ có 22 ngôn ngữ chính thức, và thói quen tiêu dùng mỗi vùng lại khác nhau. Nhưng trên hết, chuỗi cung ứng tại đây không hiệu quả, chi phí bất động sản cao, thiếu công nhân lành nghề, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và luật lệ thì như lạc vào "mê hồn trận".

Hơn nữa, viễn cảnh trở thành website mua hàng chính ở đất nước 1,25 tỷ dân mà toàn người mới bắt đầu tập mua sắm trực tuyến lúc này giống như ý tưởng đùa cợt.

"Chưa tới 2% dân số mua hàng qua mạng. Những gì thương mại điện tử làm được ở đây tới lúc này chỉ như đỉnh của tảng băng trôi", Mrigank Gutgutia, chuyên gia nghiên cứu xu hướng tiêu dùng Internet tại Ấn Độ nhận xét. Hiện nay, doanh số bán lẻ trực tuyến tại đây ước đạt 13 tỷ USD và được kỳ vọng tăng tới 80 - 100 tỷ USD vào năm 2020.

Canh bạc tỷ đô của Amazon tại Ấn Độ ảnh 1

Chưa tới 2% dân số của quốc gia 1,25 tỷ dân mua sắm trực tuyến. Ảnh:Bloomberg

Tập đoàn tài chính Merrill Lynch (Mỹ) ước tính Amazon có thể bán được 81 tỷ USD vào năm 2025, so với 3,7 tỷ USD của năm 2015. Trở thành website bán lẻ lớn nhất Ấn Độ sẽ là minh chứng cho thương hiệu Amazon. "Cơ hội lớn nhất, thách thức lớn nhất đều ở Ấn Độ", lãnh đạo Amazon Ấn Độ Agarwal nói.

Để mở rộng kho hàng, Amazon đã tuyển dụng hàng loạt người bán, tạo ra một "đội quân" Chai Cart trên chiếc xe thùng màu trắng và cam với vai trò phái viên nhằm hướng dẫn người bán hàng cách lên danh sách sản phẩm và xử lý hàng trả. 

Một nhiệm vụ lớn khác là rời khỏi 8 vùng đô thị lớn của Ấn Độ và tiến đến các thành phố, thị trấn nhỏ hơn. "Có những ổ gà trên con đường đó, sẽ có thách thức về nhân công, kho bãi khi tới các vùng khác nhau, luật lệ khác nhau. Nhưng cuối cùng, hàng hóa vẫn phải tới được tận tay người mua, muộn nhất là qua ngày", Agarwal nhấn mạnh.

Tất cả nỗ lực đều tiêu tốn tiền bạc. Hồi tháng 6, Amazon tuyên bố sẽ đầu tư bổ sung 3 tỷ USD vào Ấn Độ dù trước đó đã rót 2 tỷ USD. Khoản vốn này sẽ giúp "đại gia" của Mỹ giảm giá được sâu hơn và dễ dàng gạt bỏ một số đối thủ trên đường đua.

Flipkart, đơn vị dẫn đầu thị trường hiện tại với hơn 100 triệu người dùng đăng ký cũng tỏ ra sẵn sàng. Đối thủ số một của Amazon tại Ấn Độ đang trong vòng đàm phán cùng tập đoàn bán lẻ hùng mạnh Wal-mart để bán số cổ phần trị giá một tỷ USD cho đơn vị này. Flipkart đang bổ sung 10.000 nhân sự thời vụ để lo khâu cuối kho vận (xuất kho tới tay khách hàng), đồng thời đưa ra kế hoạch nhằm giúp đưa các sản phẩm giá trị cao trở nên trong tầm tay người mua. Slogan năm nay của Flipkart là "Mua được nhiều với số tiền tối thiểu".

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.